Sự thật về show thực tế đang gây bão Shark Tank: 3/4 startup không nhận được đầu tư như cam kết của 'Cá mập' trên sóng truyền hình?

21/11/2017 10:48
Tờ Forbes đã tiến hành điều tra và nhận ra rằng nhiều thỏa thuận được thiết lập trong chương trình Shark Tank không giống như những gì diễn ra trên sóng truyền hình.

Show truyền hình nổi tiếng của đài ABC Shark Tank - nơi các doanh nhân có cơ hội thuyết trình trước các nhà đầu tư tiềm năng để tìm kiếm nguồn vốn. Đối với một vài người, một vài phút xuất hiện trên truyền hình này thực sự là giây phút thay đổi toàn bộ cuộc đời họ nếu như may mắn nhận được cái gật đầu đầu tư của bất kỳ "cá mập" nào.

Tuy nhiên, tờ Forbes vừa đưa ra một tiết lộ gây sốc rằng: Thông thường, những thỏa thuận trên sóng truyền hình bị thay đổi hoặc thậm chí hủy bỏ sau đó.

Cụ thể, tờ Forbes đã tìm hiểu 319 doanh nghiệp nhận được quyết định đầu tư trong 7 mùa đầu của Shark Tank. Tuy nhiên, khi tiếp cận tới 237 chủ sở hữu của các doanh nghiệp này thì họ phát hiện ra rằng 73% (khoảng 3/4) trong số đó không nhận được cam kết đầu tư chính xác như diễn ra trên sóng truyền hình. Dẫu vậy những thỏa thuận phức tạp hoặc thậm chí bị chấm dứt không ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp tham gia chương trình. Thậm chí với nhiều người chơi mà tờ Forbes tiếp cận, việc được xuất hiện trên sóng truyền hình thậm chí còn đáng giá hơn cả vấn đề thỏa thuận có được thiết lập hay không.

Khoảng 43% số người mà Forbes tiếp cận nói rằng những thỏa thuận của họ không diễn ra và kết thúc đúng như những gì cam kết trước đó. Họ thừa nhận rằng các "cá mập" có thể rút khỏi thỏa thuận hoặc thay đổi điều kiện không có lợi cho họ. Một số khác hủy bỏ thỏa thuận sau khi nhận được những điều kiện không hấp dẫn. Và đôi khi, các thỏa thuận chấm dứt trong êm đẹp.

Khoảng 30% số người mà Forbes phỏng vấn nói rằng số lượng vốn và khoản đầu tư cam kết trên sóng truyền hình thay đổi trong quá trình diễn ra đàm phán hoặc thẩm tra doanh nghiệp sau khi phát sóng nhưng họ vẫn chọn ký kết thỏa thuận.

Mặc dù các chuyên gia phân tích của Forbes không xem xét kỹ được hết mọi khía cạnh nhưng các số liệu cho thấy một vài nhà đầu tư có tỷ lệ thay đổi thỏa thuận ít hơn so với những người khác. Tỷ phú Mark Cuban là người có tỷ lệ "chốt deal" hơn hơn so với những người khác và chỉ thay đổi 25% trong số đó.

Dù liên lạc với 319 doanh nghiệp tham gia Shark Tank nhưng một vài trong số đó từ chối chia sẻ về quá trình thỏa thuận của họ được diễn ra như thế nào và một vài trong số đó thậm chí không muốn phản hồi.

Mục tiêu của các doanh nhân khi tới tham gia chương trình Shark Tank là gọi được vốn và rồi chốt được thỏa thuận. Tuy nhiên nếu bị trượt, điều này cũng không quá đáng buồn. Khoảng 87% doanh nghiệp nói rằng dù không nhận được đầu tư sau chương trình nhưng vẫn sống tốt. Số còn lại đã đóng cửa hoặc bị mua lại, hoặc bán mình.

Matt Canepa và Pat Pezet đã xuất hiện trong mùa 4 của Shark Tank để gọi vốn cho công ty Grind – chuyên bán cà phê có thể nhai được cả cốc. Họ nhắm tới việc cho Daymond John và Robert Herjavec 15% cổ phần với giá 75.000 USD. Tuy nhiên thỏa thuận đã k đạt được trong giai đoạn thương thảo sau đó.

"Pat và tôi đến với chương trình với mong muốn 100% là thỏa thuận được hoàn thành. Nhưng dù có nhận được thỏa thuận hay không, vẫn có rất nhiều câu chuyện thành công".

Trong năm 2012, trước khi tập mà hai doanh nhân kể trên tham gia được phát sóng, Grinds đã đạt doanh thu 300.000 USD. Đến tháng mà tập này được phát sóng, doanh số công ty đã tăng lên 330.000 USD.

Cuối cùng tổng trong năm đó, Grinds đã thu về được 1,35 triệu USD và họ kỳ vọng rằng con số này sẽ tăng nữa. Năm nay, họ kỳ vọng tạo ra trên 4 triệu USD doanh thu.

Grinds không phải là trường hợp duy nhất. Nicholas và Alessia Galekovic – đồng sáng lập của công ty phụ kiện Beard King đã đạt được thỏa thuận với Lori Greiner trong mùa thứ 7 năm ngoài. Tuy nhiên trong thời gian quay, doanh nghiệp này đã cất cánh và các điều kiện của thỏa thuận không còn đáp ứng được nhu cầu của công ty.

Thỏa thuận đã bị hủy bỏ trong quá trình thương thảo. Nếu như năm ngay sau khi chương trình được phát sóng, công ty đạt được doanh thu 700.000 USD thì năm nay, họ kỳ vọng con số này tăng 1,6 triệu USD.

"Tôi cho rằng Shark Tank là một điều thật tuyệt vời. Với bất kỳ ai đang cân nhắc liệu có nên thử sức ở đây hay không, câu trả lời luôn luôn là: Nó rất đáng đó".

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
12 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.