Super League: ồn ào nhưng rồi sẽ êm thấm?

20/04/2021 14:20
Một cuộc tranh giành quyền lực đang đe dọa định hình lại bóng đá châu Âu, và Champions League, giải đấu cấp câu lạc bộ lớn nhất thế giới, đã sẵn sàng đón nhận một cú “sốc” lớn.

Vào hôm Chủ nhật vừa qua, 12 câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu thông báo họ sẽ tách khỏi giải đấu Champions League để thành lập một giải đấu mới có tên là "Super League". Tổ chức mới này được cho là một mối đe dọa thực sự đối với các hiệp hội bóng đá trên khắp châu Âu và là một cuộc tấn công trực tiếp vào UEFA, nơi được cho là đã thu được 2,37 tỷ USD từ tiền bản quyền truyền thông Champions League 2018-19. Trong khi đó, "nhóm nổi dậy" sẽ được tài trợ ngay từ đầu bởi JPMorgan, một ngân hàng của Mỹ, với cam kết sẽ dành cho Super League ít nhất 4 tỷ USD.

Phí phát sóng cho giải đấu mới có thể sẽ rất lớn. Theo báo cáo tài chính mới nhất của UEFA, họ thu về gần 4 tỷ USD mỗi năm từ bản quyền truyền thông trên tất cả các giải đấu của mình, gấp ba lần số tiền mà họ thu được trong giai đoạn 2011-12. Bản thân gói phát sóng của Super League có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm và nó có cơ hội rất lớn để kết hợp bản quyền truyền hình truyền thống với phát trực tuyến, đăng ký thuê bao, cá cược và các mạng xã hội theo cách tích hợp đầy đủ, chưa từng có tiền lệ trên toàn cầu. Với độ nổi tiếng của các câu lạc bộ sáng lập và môi trường quản lý ngày càng thuận lợi, Super League hoàn toàn có thể có lý do để tin vào khả năng nâng mức trần đó lên.

UEFA, cơ quan hành chính giám sát bóng đá châu Âu và là một trong sáu "cánh tay" cấp lục địa của FIFA, hiện là nơi điều hành các cuộc tranh tài giữa các đội tuyển quốc gia châu Âu như EURO, và Champions League nổi tiếng thế giới. Họ quản lý tiền thưởng, kiểm soát quyền truyền thông và đặt ra các quy định cho 55 hiệp hội thành viên.

Các thành viên sáng lập của Super League là một số đội thể thao giá trị nhất thế giới, với giá tổng cộng lên đến 37,2 tỷ USD: Atlético Madrid, Real Madrid và FC Barcelona của Tây Ban Nha; AC Milan, Inter Milan và Juventus của Ý; và Arsenal, Chelsea, Liverpool, Manchester City, Manchester United và Tottenham Hotspur của Vương quốc Anh. Để mất những tên tuổi đó sẽ khiến UEFA mất luôn khả năng thu hút đông đảo người hâm mộ dành thời gian để xem các siêu sao như Cristiano Ronaldo của Juventus, Lionel Messi của Barcelona và Mohamed Salah của Liverpool.

Với nhà tư vấn thể thao Marc Ganis, động thái này tuy táo bạo nhưng không có gì đáng ngạc nhiên. Theo ông, bóng đá toàn cầu trong nhiều năm qua đã có những bê bối và thiếu minh bạch khi chi phí chuyển nhượng cầu thủ và tiền lương tăng lên mức mà nhiều người trong thế giới bóng đá hiểu là "không thể chấp nhận được". Sự bùng nổ về phí bản quyền truyền thông và việc các ông chủ mới của đội bóng vung tiền tràn ngập môn thể thao này đã mang đến cho các câu lạc bộ một số cơ hội để tìm kiếm sự an toàn tài chính thậm chí còn lớn hơn. Sự bất ổn về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra càng làm trầm trọng thêm "một tình hình vốn đã mất cân bằng". Do đó, việc công bố sự ra đời của Super League là một bước đi xa hơn.

"Đối với FIFA, UEFA và các liên đoàn bóng đá quốc gia, có nhiều điều đang bị đe dọa. Họ biết rằng các câu lạc bộ lớn có nhiều quyền lực đàm phán và nhiều sự hấp dẫn người hâm mộ vì họ có những cầu thủ tốt nhất. Điều đang bị đe dọa ở đây là tính toàn vẹn, bản sắc và linh hồn của bóng đá, cũng như các nguồn doanh thu đáng kể mà UEFA muốn bảo vệ", Tiến sĩ Kenneth Cortsen, một nhà kinh tế thể thao tại Đại học Bắc Đan Mạch, nói về cuộc tranh giành quyền lực hiện đang diễn ra trên các phương tiện truyền thông.

Sự vắng mặt của các đội bóng hàng đầu, được quốc tế công nhận và các cầu thủ ngôi sao của họ, có thể làm giảm đáng kể giá trị của dịch vụ phát sóng của UEFA. Hiện tại, các câu lạc bộ phải đáp ứng được một số quy định mới được tham dự Champions League hàng năm và không được đảm bảo một suất trong cuộc tranh tài này. Và mặc dù các hợp đồng phát sóng có thể không bị vi phạm khi các trận đấu giữa những đội bóng còn lại vẫn được diễn ra, nhưng một giải đấu tầm cỡ này mà không có một số câu lạc bộ nổi tiếng nhất châu Âu có thể buộc các nhà đài phải suy nghĩ lại về các giao dịch của họ trong khu vực và trên toàn thế giới. ViacomCBS và Univision cùng nhau chi 150 triệu USD để được đưa tin hàng năm về Champions League cho người Mỹ, trong đó CBS biến các trận đấu thành một phần quan trọng trong dịch vụ phát trực tuyến Paramount + của mình.

Tuy nhiên, việc "ly khai" sẽ rất khó khăn đối với giải đấu mới, vì họ cần củng cố nỗ lực của mình khi đối mặt với sự phản đối từ các tổ chức điều hành bóng đá hiện tại. Một tuyên bố từ UEFA đi xa đến mức đe dọa cấm các cầu thủ tham gia vào giải đấu này thi đấu trong nước, ở châu Âu và trên toàn thế giới, nghĩa là các ngôi sao như Ronaldo và Messi không được phép chơi với các đội tuyển quốc gia của họ.

"Tôi tin rằng với những điều mà chúng ta đã thấy cho đến nay, nó sẽ kết thúc với sự thỏa hiệp giữa FIFA, UEFA, các hiệp hội bóng đá quốc gia và các liên đoàn cũng như 12 câu lạc bộ sáng lập này. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy FIFA, UEFA, các hiệp hội bóng đá quốc gia và các liên đoàn đang dùng quyền lực của mình để bảo vệ vị trí hiện tại của họ trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp toàn cầu được phân cấp", Cortsen nói.

Nguồn: Forbes

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.