Suy thoái ở châu Á là bước chuẩn bị cho những thay đổi lớn?

05/11/2019 07:30
Có lẽ những người cảm thấy tuyệt vọng về tăng trưởng kinh tế của châu Á nên nhớ rằng cuốn Luận ngữ của Khổng Tử có viết "Dục tốc bất đạt".

Trong tuần qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng nền kinh tế châu Á sẽ phát triển chậm hơn so với dự báo trước đó khoảng 0,4%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng được điều chỉnh lại vẫn ở mức khá cao là 5%. Những điều này làm dấy lên mối lo ngại về khả năng đình trệ của nền kinh tế toàn châu Á.

Nói cách khác, con đường nhanh nhất chưa chắc đã dẫn đến thành công như mong đợi. Những nhà hoạch định chính sách ở châu Á không nên bận tâm tới sự tăng trưởng vượt bậc mà nên nghĩ về sự phát triển lâu dài: liệu Thế kỷ châu Á này có đạt được toàn bộ tiềm năng vốn có của nó?

Những cơ hội dĩ nhiên phải được nắm bắt một cách hiệu quả, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gây ra những sự hỗn loạn trên thị trường và sự không chắc chắn trong đầu tư, nhưng vẫn có những bên có khả năng được hưởng lợi. Đông Nam Á là nơi được để mắt tới khi những công ty đa quốc gia chuyển dịch sản xuất và đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Chúng ta có thể thấy điều này đang diễn trong chính sách của những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia đã cung cấp các khoản ưu đãi trị giá 239 triệu USD để thu hút các nhà sản xuất. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lim Guan Eng cho biết: "Cuộc chiến thương mại kéo dài đã tạo ra một cơ có một không hai, giúp Malaysia một lần nữa trở thành điểm đến ưa thích cho các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có giá trị gia tăng cao".

Suy thoái ở châu Á là bước chuẩn bị cho những thay đổi lớn? - Ảnh 1.

Sau khi dữ liệu chỉ ra rằng, không có công ty nào di dời từ Trung Quốc do thương chiến đến Indonesia, Tổng thống Joko Widodo gần đây đã yêu cầu các bộ trưởng phải hoạt động tích cực hơn để giúp đỡ những nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan cho thấy sự hấp dẫn với những nhà đầu tư này.

Trong khi châu Á đang giải quyết những vấn đề này khá ổn, vẫn có những vấn đề cần được quan tâm hơn nữa, điển hình là cách mạng công nghệ.

Các nền kinh tế mới nổi châu Á cần phải nhận thức rõ rệt hơn vai trò của cách mạng kỹ thuật số trong chiến lược thương mại và mô hình phát triển của họ.

Căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là một nguyên nhân gây mất ổn định trong khu vực (có thể do lịch sử giữa hai quốc gia). Những căng thẳng mà chúng ta đang thấy trên khắp châu Á không phải là một loạt các vấn đề cá nhân hay độc lập, mà là dấu hiệu của một sự thay đổi lớn hơn.

Phải chăng những thay đổi này tiềm tàng một trật tự thế giới mới, nơi quyền bá chủ của Hoa Kỳ bị thách thức bởi Trung Quốc – một đất nước đang vươn mình ra tầm quốc tế khi cách mạng kỹ thuật số đang thay đổi mọi toan tính của loài người.

Đây là câu hỏi lớn của thời đại này: Liệu hai nền văn minh vĩ đại, với những cách tiếp cận khác nhau đối với đời sống xã hội, kinh tế và chính trị có thể cùng tồn tại hòa bình trong một hệ thống toàn cầu duy nhất trong kỷ nguyên số? Khi chúng ta bắt đầu vật lộn với những câu hỏi hóc búa này, tốc độ tăng trưởng có thể đột nhiên trở thành một vấn đề không đáng kể.

ASEAN liên tục nhấn mạnh cam kết của mình đối với hệ thống dựa trên các quy tắc. Động lực mạnh mẽ của hiệp hội hướng tới công tác hoàn thiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Khu vực (RCEP) - bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc - là minh chứng cho cam kết rộng lớn đối với thương mại đa phương trong hệ thống đã được thiết lập.

Tại Trung Quốc, có những làn gió thay đổi mới. Tuần trước Trung Quốc, đã nhảy vọt 14 bậc trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Chìa khóa cho phong trào này là chương trình cải cách mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Từ năm 2016 đến 2018, theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc đã ban hành sáu cải cách nhằm mở cửa thị trường cho nền kinh tế thế giới. Chỉ riêng năm nay, họ đã ra mắt thêm bảy cải cách. Điều này cho thấy sự sẵn sàng rõ ràng để chơi trong các quy tắc của hệ thống được thiết lập.

Mặc dù tăng trưởng đang chậm lại, châu Á vẫn đang phát triển nhanh nhất trên thế giới khi chiếm 60% dân số và sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Đặc biệt, Đông Nam Á với cơ cấu dân số trẻ và nguồn năng lượng cùng sự lạc quan sẽ hỗ trợ cho cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Thế giới đang thay đổi, và thay đổi mang đến sự bất ổn, căng thẳng theo sau là một hệ quả tất yếu. Tuy vậy, một trong những doanh nhân công nghệ thành công nhất châu Á, Jack Ma, trong bài phát biểu cuối cùng với tư cách là Giám đốc điều hành của Alibaba, đã nói: "Chỉ khi thay đổi, một người mới có thể hiểu rõ những gì mình có và muốn, và những gì cần có trước khi dừng lại."

Tin mới

Khung giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc cao nhất 9,3 cent/kWh
9 giờ trước
Bộ Công thương vừa phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam qua lưới điện quốc gia và khung giá phát điện loại hình nhà máy thủy điện tích năng.
5 mẫu TV tầm giá 20 triệu đồng đáng mua nhất dịp hè này
9 giờ trước
Thị trường TV trong tầm giá khoảng 20 triệu đồng đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi người dùng có thể sở hữu những mẫu TV cao cấp với thiết kế đẹp mắt, công nghệ hình ảnh – âm thanh hiện đại cùng trải nghiệm giải trí toàn diện.
Siêu dự án Aeon Mall đổ bộ, bất động sản ở “thủ phủ miền Tây” có diễn biến không ngờ
10 giờ trước
Thị trường bất động sản ở địa phương này đóng “làn gió mới” sau khi siêu dự án Aeon Mall chính thức khởi công.
Mitsubishi sắp có SUV mới ngang cỡ Xforce, chạy điện hơn 480km/sạc, dùng công nghệ Nissan, bán năm sau
10 giờ trước
Mitsubishi đang đẩy mạnh phát triển xe điện với hai mẫu xe mới dự kiến ra mắt vào nửa cuối năm 2026. Một mẫu SUV/crossover được phát triển từ Nissan Leaf.
An Khang muốn 'biến 300 nhà thuốc thành trung tâm tư vấn sức khỏe miễn phí'
11 giờ trước
Nhà thuốc An Khang đang muốn tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe miễn phí đến mọi người, ấp ủ trở thành 'người bạn tâm giao' đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
3 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.