Tại sao các thương hiệu "tháo chạy" khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại chủ yếu là thương hiệu bình dân hoặc tầm trung?

29/05/2019 12:12
Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ của Louis Vuitton và Gucci cho thấy những tên tuổi hàng đầu vẫn có thể phát triển thịnh vượng giữa chiến tranh thương mại.

South China Morning Post cho biết, doanh thu của các thương hiệu cao cấp thay vì giảm mạnh như một số hãng khác, vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Ảnh hưởng tiêu cực dường như chỉ đến với các thương hiệu tầm trung hoặc bình dân. Một số ít các thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp bị ảnh hưởng cũng đã bật trở lại nhanh hơn các phân khúc khác. Và kể từ đó, thị trường hàng xa xỉ đã tăng trưởng mạnh nhất từ ​​trước đến nay.

Các thương hiệu hàng đầu có thể tận dụng sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu để tạo sự khác biệt so với các thương hiệu còn lại. Một lý do khiến các thương hiệu mạnh có khả năng chống lại các cú sốc giá (như tăng thuế) tốt hơn là vì họ đã tạo ra giá trị đặc biệt cho người tiêu dùng. Sự sang trọng thực ra về cơ bản là tạo ra khác biệt.

Tại sao các thương hiệu tháo chạy khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại chủ yếu là thương hiệu bình dân hoặc tầm trung? - Ảnh 1.

Cái gọi là giá trị gia tăng cao cấp của các thương hiệu xa xỉ được tạo ra bởi uy tín, nhận thức của người tiêu dùng về sự cao cấp và trách nhiễm xã hội. Với các thương hiệu xa xỉ nhất, sự đắt đỏ được thêm vào sẽ vượt quá cả chức năng hay thiết kế, gấp nhiều lần. Sự xa xỉ tạo ra nhiều giá trị tinh thần đến mức ngay cả việc tăng thuế lên hai chữ số cũng sẽ không thể có tác động quá lớn. 

Thứ nhất, khi kinh tế rơi vào chu kỳ bị thu hẹp, người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, nhưng người tiêu dùng giàu có thì ít cảm nhận được điều đó.  Thứ hai, hàng hóa xa xỉ chủ yếu đánh vào tâm lý để khiến khách hàng mua sản phẩm với giá cao, vì thế, độ co giãn của cầu hàng hóa xa xỉ theo giá đối với người tiêu dùng là thấp hơn. Họ có vẫn sẽ mua hàng nếu giá không đổi quá nhiều.

Hiện nay, với sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, làn sóng bi quan đã dấy lên suy đoán về sự đi xuống của những thương hiệu xa xỉ. Nhưng những gì chúng ta thực sự nhìn thấy là khi biến động kinh tế xảy ra - người tiêu dùng sẽ đưa ra nhiều lựa chọn sáng suốt hơn - họ sẽ lựa chọn kỹ càng và tập trung vào thương hiệu cao cấp, khiến các thương hiệu yếu hơn thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tại sao các thương hiệu tháo chạy khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại chủ yếu là thương hiệu bình dân hoặc tầm trung? - Ảnh 2.

Vì những lý do trên, các thương hiệu quan tâm nhiều nhất đến thuế quan và ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại sẽ khiến các thương hiệu tầm trung lo lắng nhất. Vì sản phẩm của họ tương đối dễ thay thế bởi các thương hiệu tầm trung khác nên khách hàng sẽ vô cùng nhạy cảm với giá, chỉ một sự tăng giá nhỏ cũng có thể làm giảm doanh số nghiêm trọng. 

Hơn nữa, các thương hiệu cao cấp thường đòi hỏi lao động có kỹ năng cao hơn rất nhiều so với các thương hiệu tầm trung, nên việc chuyển dây chuyền sản xuất sang một cuộc gia khác cũng vì thế mà khó khăn hơn rất nhiều, đôi khi chúng còn tốn kém hơn những thiệt hại mà một cuộc chiến thương mại hay suy thoái kinh tế có thể gây ra.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
8 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
25 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
53 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
3 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
7 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
22 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.