Tại sao các tổ chức tài chính phương Tây chuẩn bị đổ xô đến Trung Quốc?

12/11/2017 19:38
Đã từ rất lâu, các tổ chức tài chính hàng đầu phố Wall luôn tìm kiếm cơ hội để mở rộng hoạt động tại thị trường chứng khoán còn non trẻ của Trung Quốc.

Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup cuối cùng hẳn cũng đã thở phào rằng sự kiên nhẫn của họ với thị trường Trung Quốc đã mang lại “trái ngọt”.

Theo Bloomberg, tại thị trường tiêu dùng khổng lồ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đất nước có dân số đông nhất thế giới, họ đang có nhiều lợi thế hơn hẳn so với rất nhiều những tổ chức tài chính lớn nhất Mỹ khác sau khi chính phủ Trung Quốc chính thức cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài được sở hữu cổ phần lớn tại các tổ chức tài chính Trung Quốc.

Suốt bao nhiêu năm qua, các tổ chức tài chính Mỹ và châu Âu đã không ngừng chờ đợi thay đổi trên từ phía Trung Quốc. Sau quá nhiều năm chờ đợi mà không có kết quả, JPMorgan Chase cuối cùng đã bán cổ phần tại liên doanh Trung Quốc vào năm 2016 còn Bank of America thậm chí không hề có hoạt động tại Trung Quốc.

Ngược lại, Morgan Stanley đã kịp tăng cổ phần của họ lên mức 49% tại công ty chứng khoán Huaxin, mức kịch trần cho phép của chính phủ Trung Quốc. Goldman Sachs và Citigroup, mỗi ngân hàng đang nắm ước khoảng 33% cổ phần tại tổ chức tài chính mà họ có liên doanh. Và theo nhiều nguồn tin nội bộ, trong những tuần gần đây, Goldman Sachs đã rất cố gắng thuyết phục các bên bán lại cổ phần để có thể nắm quyền kiểm soát tổ chức này.

Đã từ rất lâu, các tổ chức tài chính hàng đầu phố Wall luôn tìm kiếm cơ hội để mở rộng hoạt động tại thị trường chứng khoán còn non trẻ của Trung Quốc, tuy nhiên tham vọng của họ bị cản trở bởi quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần.

Dù hiện tại ở Trung Quốc đã có quá nhiều công ty chứng khoán, tuy nhiên, có quá ít công ty có thể tự tạo ra sự khác biệt cho riêng họ, chính vì vậy, cơ hội thâm nhập thị trường của các tổ chức nước ngoài vẫn còn nhiều, theo phân tích của chuyên gia tại công ty chứng khoán Guangfa, ông Felix Luo.

Việc cho phép thêm các tổ chức tài chính nước ngoài gia nhập thị trường sẽ giúp làm lợi cho thị trường nội địa, theo phân tích của trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ đầu cơ Weiss Multi-Strategy Advisers, ông Jordi Visser.

Ông cho rằng lĩnh vực tài chính Trung Quốc sẽ cần thêm rất nhiều những kinh nghiệm chuyên môn và phát triển sản phẩm tài chính từ nước ngoài để phát triển lĩnh vực tài chính, việc chính phủ Trung Quốc quyết định mở cửa hệ thống tài chính sẽ giúp ích cho mục tiêu đó.

Nhiều tổ chức tài chính châu Âu cũng đã và đang thành lập liên doanh ở Trung Quốc và họ sẽ vẫn tiếp tục với tham vọng của mình. UBS AG, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ, trong ngày thứ Sáu khẳng định họ rất lạc quan với quyết định mới nhất từ chính phủ Trung Quốc và UBS AG đang rất cố gắng để tăng tỷ lệ sở hữu tại liên doanh với Trung Quốc trong thời gian tới.

Trước đây, chính phủ Trung Quốc từng tăng tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức tài chính và ngân hàng nước này từ 33% lên 49%. Theo quy định mới, mức trần tỷ lệ sở hữu ban đầu khi mới thành lập sẽ là 51% và sau ba năm, nhà đầu tư nước ngoài có thể nâng tỷ lệ sở hữu lên mức tối đa.

Dù tỷ lệ sở hữu đã được tăng lên, thế nhưng việc các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài sẽ được hưởng lợi như thế nào từ đó lại là câu chuyện khác. Hiện tại, dù mức trần tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã là 49%, nhưng lợi nhuận các tổ chức nước ngoài thu về còn khiêm tốn.

Trong 125 công ty chứng khoán tại Trung Quốc hiện nay, lợi nhuận của JP Morgan năm 2016 chỉ đứng thứ 120. Trong khi đó, lợi nhuận của UBS Securities đạt 296 triệu nhân dân tệ, đứng thứ 95. Dù ở vị trí khiêm tốn nhưng lợi nhuận của UBS Securities như vậy cao nhất so với tất cả các công ty chứng khoán còn lại.

Chủ tịch quỹ Willett, ông Steve Rattner, phân tích: “Cuối cùng thì rõ ràng người Trung Quốc chỉ thích công ty chứng khoán Trung Quốc, vì thế cho nên nếu bạn sở hữu được 51% cổ phần của một ngân hàng hay công ty chứng khoán, bạn có hưởng lợi được gì từ đó hay không mới là điều quan trọng.” Và chắc chắn, các tổ chức tài chính Âu, Mỹ sẽ phải cân nhắc cực kỳ kỹ lưỡng trước khi rót tiền vào thị trường này.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
7 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
7 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
7 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
6 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
6 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
17 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.