Tập đoàn Trí Việt: Sứ Mệnh Thịnh Vượng

02/08/2021 19:30
Ông Phạm Thanh Tùng, chia sẻ về định hướng phát triển Tập đoàn Trí Việt đến năm 2025

Ông Phạm Thanh Tùng – Chủ tịch Tập đoàn Trí Việt từng là giảng viên Học viện Ngân hàng. Năm 2003, ông nhận học bổng chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Trường Ðại học Birmingham (Vương Quốc Anh). Sau khi tốt nghiệp về nước năm 2005, với tầm nhìn xa và hoài bão lớn, ông Phạm Thanh Tùng đã có một quyết định "táo bạo" tại thời điểm đấy là khởi nghiệp.

Thương vụ đầu tiên của ông Phạm Thanh Tùng là mua lại CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương - doanh nghiệp thành lập từ năm 2006 và đổi tên thành CTCP Chứng khoán Trí Việt, sau đó thành lập tiếp CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt ngày nay. Tại Trụ sở Tập đoàn số142 Đội Cấn, Hà Nội, ông Phạm Thanh Tùng đã chia sẻ với chúng tôi khát vọng và hoài bão để đưa Tập Đoàn Trí Việt thành một Tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam với giá trị thị trường tỷ đô.

Ông vui lòng chia sẻ về mô hình hoạt động của Tập đoàn Trí Việt (T-Corp)?

Tập đoàn Trí Việt (T-Corp) được thành lập cách đây 15 năm, bắt đầu từ một công ty chứng khoán thành lập năm 2006, phát triển mạnh mẽ với chiến lược kinh doanh minh bạch và quản trị rủi ro hiệu quả. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, T-Corp trở thành một tập đoàn quản lý tài sản chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với tổng tài sản quản lý lên tới hơn 3.000 tỷ đồng. Hệ sinh thái của Trí Việt hiện nay có 3 mảng chính:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (Mã CK: TVC) với hoạt động Quản lý tài sản đóng vai trò Bên Mua (Buy Side).

Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (Mã CK: TVB) – là một Ngân hàng đầu tư, đóng vai trò Bên Bán (Sell Side).

Các mảng kinh doanh và dịch vụ phụ trợ như: hoạt động đào tạo, hoạt động chăm sóc khách hàng giàu có về Sức khỏe - Tâm linh – Bất động sản.

Với việc hình thành cả Bên Mua (TVC) và Bên Bán (TVB),T-Corp đang tạo nên một hệ sinh thái khép kín, trở thành là cầu nối giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư. T-Corp đang đặt cho mình Sứ Mệnh Thịnh Vượng, theo đó Trí Việt sẽ đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư thông qua các hoạt động kết nối cơ hội và đầu tư tài chính, mang lại lợi nhuận cho cả Tập đoàn, Doanh nghiệp và Nhà đầu tư.

Tập đoàn Trí Việt: Sứ Mệnh Thịnh Vượng - Ảnh 1.

Được biết lũy kế 6 tháng năm 2021, TVC có kết quả doanh thu và lợi nhuận ấn tượng, ông có thể chia sẻ thêm về kết quả này?

Tính đến đến hết Quý II năm 2021, TVC đạt tổng doanh thu hợp nhất là 459 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ và bằng 102% kế hoạch cả năm. Lũy kế 6 tháng năm 2021, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 264 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020. TVC hiện đang phát triển mạnh hoạt động Hợp tác đầu tư thu lãi suất cố định với giá trị hơn 700 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, tự doanh TVC rất hiệu quả (danh mục đầu tư gồm các mã HPG, TCB, FPT... được mua với giá gốc thấp hơn 100 tỷ so với thị giá), dự kiến tổng lợi nhuận sau thuế của cả Tập đoàn năm 2021 sẽ vượt hơn 500 tỷ đồng.

Với công ty con là Công ty Chứng khoán Trí Việt (TVB) kết quả kinh doanh 6 tháng cũng hết sức ấn tượng: tổng doanh thu đạt 242 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, gấp 4,5 lần cùng kỳ, vượt 63% kế hoạch cả năm.

Định hướng kinh doanh 5 năm tới của Tập đoàn Trí Việt là gì thưa ông?

Định hướng đến năm 2025, TVC sẽ tiếp tục phát triển phân khúc khách hàng giàu có với quy mô quản lý tài sản lên đến 10.000 tỷ đồng. Bên cạnh dịch vụ quản lý tài sản và ủy thác đầu tư, Trí Việt đã đang và sẽ triển khai cung cấp các dịch vụ cao cấp riêng biệt cho giới khách hàng giàu có như chăm sóc sức khỏe toàn diện, hoạt động tâm linh, dịch vụ nhà ở cao cấp, thực hiện may đo tới từng khách hàng và bảo mật tuyệt đối.

Ngoài ra, ngay khi hết dịch covid, T-Corp sẽ triển khai hoạt động đào tạo, thông qua việc mở các khóa đào tạo về tài chính, đầu tư, quản lý tài sản góp phần tạo nguồn nhân lực cho TTCK, tương lai tiến tới mở một trường đào tạo kinh doanh (business school) đóng góp cho xã hội và thỏa đam mê nghiệp giáo của tôi còn dang dở.

Trong giai đoạn 2022-2025, công ty sẽ tăng vốn điều lệ thông qua các đợt phát hành ESOP cho CBCNV, phát hành riêng lẻ và chào bán cho nhà đầu tư chiến lược. Định hướng của Tập đoàn đến năm 2025, quy mô vốn chủ sở hữu sẽ đạt 5.000 tỷ đồng và Giá trị vốn hóa của Tập đoàn sẽ đạt 20.000 tỷ đồng.

Mục tiêu của Tập đoàn trong việc chào bán cho Nhà đầu tư chiến lược là tìm kiếm một định chế tài chính đồng hành lâu dài cùng Trí Việt, mang lại nguồn vốn, khách hàng và kinh nghiệm quản lý đầu tư chuyên nghiệp, đồng thời là cánh cửa để Tập đoàn Trí Việt bước ra thị trường quốc tế.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
4 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
3 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
2 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
2 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
44 phút trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

Bội thu từ cho vay margin, lộ diện Top 5 công ty chứng khoán cho vay ký quỹ nhiều nhất?
1 ngày trước
Quý 1/2024 tiếp tục chứng kiến sự gia tăng về giá trị cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán.
Thị trường “lật mặt”, VN-Index suýt bay mất 20 điểm
2 ngày trước
Cầm cự quanh tham chiếu chỉ được chưa đầy 1 tiếng giao dịch phiên sáng, VN-Index lại quay đầu giảm và sức ép càng gia tăng mạnh cuối phiên chiều.
Công ty chứng khoán đua nhau báo lợi nhuận “bùng nổ”
2 ngày trước
Quý 1/2024 đánh dấu giai đoạn tích cực sau khi chỉ số vượt qua được vùng giá cũ và chinh phục mốc 1.200 điểm. Nhờ sự sôi động của thị trường, nhiều công ty chứng khoán không chỉ có lợi nhuận tăng trưởng tốt mà thậm chí, mức tăng còn gấp nhiều lần kết quả của cùng kỳ năm ngoái.
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội bị bắt: Thị trường chuyển biến tích cực, nhiều cổ phiếu "tím lim"
3 ngày trước
Phiên ngày 22/04 hôm nay đã cắt đứt chuỗi giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán trong những phiên vừa qua. Vn-Index chốt phiên tăng 1,31% lên 1.190 điểm.