Thay vì thù hận, Boeing nên cảm ơn Trung Quốc vì cấm bay 737 Max

18/03/2019 09:36
Hành động nhanh chóng của Trung Quốc đã gây những thiệt hại to lớn cho danh tiếng Boeing trên toàn cầu cũng như khiến các hãng hàng không gặp nhiều phiền toái nhưng Bắc Kinh đã đúng.

Hành động dứt khoát

Trung Quốc đã không lãng phí một giây nào trong việc phản ứng với vụ tai nạn máy bay thảm khốc của Ethiopian Airlines khiến nhiều người, trong đó có công dân Trung Quốc, thiệt mạng. Chưa đầy 24h sau khi chiếc Boeing 737 Max 8 lao xuống, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới cấm bay với dòng phi cơ này.

Sau động thái mạnh mẽ và nhanh chóng của Trung Quốc, hàng loạt quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả EU và Mỹ, cũng cấm bay những chiếc Boeing 737 Max. Đây là đòn đánh cực mạnh vào Boeing bởi 737 Max là dòng máy bay mang về cho hãng những hợp đồng đình đám và doanh thu khổng lồ.

Sự tương đồng đến đáng sợ trong vụ tai nạn máy bay ở Ethiopia với sự cố của một chiếc Boeing 737 Max 8 khác ở Indonesia chưa đầy 5 tháng trước là nguyên nhân khiến lệnh cấm bay được ban hành. Dữ liệu giải mã hộp đen đã khẳng định những sự giống nhau đó dù chưa phải kết luận chính thức. Nó góp phần cho thấy việc cấm bay là hoàn toàn chính xác.

Dù gánh chịu nhiều thiệt hại nhưng có lẽ Boeing vẫn nợ Trung Quốc một lời cảm ơn. Hành động sớm của Bắc Kinh không chỉ góp phần đảm bảo an toàn hàng không trên toàn thế giới mà còn giữ cho Boeing tránh chìm sâu vào vũng lầy. Nếu những chiếc Boeing 737 Max tiếp tục hoạt động và một tai nạn thảm khốc khác xảy ra, Boeing sẽ gánh những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều.

Trong khi đó, việc Trung Quốc hành động dứt khoát cũng góp phần thúc đẩy một quá trình tương tự trên khắp thế giới cũng như đẩy nhanh tốc độ điều tra nguyên nhân tai nạn. Danh tiếng của Boeing nhờ đó mà cũng không bị tổn hại thêm trong mắt các nhà quản lý hàng không, các hãng bay và nhất là công chúng ở một thị trường đang ngày càng bùng nổ như Trung Quốc.

Boeing nợ Trung Quốc lời cảm ơn

Đây không phải lần đầu máy bay của Boeing bị cấm bay bởi các quốc gia khác ngoài Mỹ. Trong năm 2011, một chiếc Boeing 787 Dreamliner mới ra mắt của Boeing đã gặp vấn đề như nứt cửa sổ, rò rỉ nhiên liệu và cháy pin dự phòng. Vào ngày 7/2/2013, pin Lithium-ion trên chiếc phi cơ 787 của Japan Airlines Co. Ltd. đã bốc cháy trên hành trình từ Boston tới Tokyo.

Bốn ngày sau, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) tổ chức họp báo và khẳng định họ không yêu cầu ngừng bay những chiếc Boeing 787. Tuy nhiên, chỉ 5 ngày sau đó, một chiếc Boeign 787 Dreamliner khác của Japan's All Nippon Airways Co. Ltd. (ANA) gặp sự cố tương tự. Ngay lập tức, ANA và Japan Airlines đã cấm bay toàn bộ đội phi cơ 787 trong cùng ngày. Chỉ sau đó, FAA mới ra quyết định tương tự ở Mỹ. Phần còn lại của thế giới hành động ngay sau đó.

Hai hãng hàng không Nhật Bản rõ ràng đã hành động sớm vì sự an toàn của hành khác. Cả ANA và Japan Airlines đều đang mơ những giấc mơ lớn với Boeing 787 Dreamliner nên bất cứ điều gì ảnh hưởng tới niềm tin của hành khách đều sẽ khiến họ phải trả giá đắt. Quyết định cấm bay là cách hoàn hảo để trấn an.

Giờ đây, Trung Quốc cũng đang trong hoàn cảnh tương tự. Dù không chiếc Boeing 737 Max nào của các hãng hàng không nước này bị rơi nhưng họ đang là khách hàng lớn nhất của Boeing với dòng máy bay này. Các hãng hàng không và người dân Trung Quốc quan tâm tới dòng máy bay này hơn bất cứ ai trên thế giới.

Trong thập kỷ tiếp theo, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Hiện tại, họ đang ở vị trí thứ 2. Dù không thể đảo ngược nhưng trong thời gian ngắn, những vụ tai nạn có thể làm người Trung Quốc sợ hãi và đó là cú đánh mạnh vào chính các hãng hàng không ở quốc gia này.

Lịch sử đã chứng minh điều đó. Vào năm 2014, lượng hành khách đi máy bay ở Trung Quốc đã giảm 60% sau khi chuyến bay số hiệu MH370 của Malaysia Airlines biến mất không dấu vết. Phải mất tới 2 năm, sự tin tưởng mới trở lại. Chính vì thế, ác cảm của hành khách với Boeing 737 Max sẽ là điều vô cùng tồi tệ.

Thiệt hại, sẽ không chỉ nằm ở những hàng hàng không có phi cơ gặp nạn và Boeing mà còn có thể mở rộng ra các hãng hàng không Trung Quốc. Năm 2017, Boeing và Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc đã thành lập trung tâm hoàn thiện và chuyển giao máy bay ở khu vực cách Thượng Hải khoảng 150 km. Tại đây, máy bay Boeing sẽ được hoàn thiện và sơn trước khi giao cho các hãng hàng không Trung Quốc.

Vào tháng 12, chiếc máy bay đầu tiên được hoàn thiện từ trung tâm này là một chiếc Boeing 737 Max. Nó được giao cho Air China. Theo kế hoạch, trung tâm này sẽ hoàn thiện 100 chiếc máy bay mỗi năm, trong đó chủ yếu là Boeing 737 Max.

Việc kinh doanh này rất quan trọng, không chỉ với Boeing mà còn cả với Trung Quốc. Họ không chỉ có công ăn việc làm nhờ nhà máy này mà nó còn góp phần thúc đẩy tham vọng xây dựng ngành hàng không của riêng mình bằng cách học hỏi một phần từ các đối thủ nước ngoài.

Trong trường hợp này, chẳng có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc mạnh tay với Boeing 737 Max. Lời cảnh báo từ phía FAA của Mỹ không chỉ bị phớt lờ mà còn bị đảo ngược bởi quyết định của Trung Quốc. Boeing, hãng hàng không ngày càng phụ thuộc nhiều vào doanh số và lợi nhuận từ Trung Quốc, nên biết ơn về những gì Bắc Kinh đã làm.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
9 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
10 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
10 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
10 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
10 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
15 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
16 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.