The Economist: Không quốc gia đơn lẻ nào thay thế được Trung Quốc, nhưng một nhóm nền kinh tế bao gồm Việt Nam có thể

21/02/2023 09:29
Theo The Economist, nhóm các nền kinh tế Altasia gồm Hokkaido (Nhật Bản), qua Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Bangladesh và Gujarat (Ấn Độ) sẽ trở thành một lựa chọn "đáng gờm" cho các công ty nước ngoài muốn đa dạng hóa sản xuất.

Vào năm 1987, Công ty sản xuất hàng điện tử hàng đầu Nhật Bản - Panasonic đã mạo hiểm đầu tư vào Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Nhật Bản, là một cường quốc sản xuất toàn cầu trong khi nền kinh tế Trung Quốc không lớn hơn Canada. Vì vậy, khi Panasonic liên doanh với một công ty Trung Quốc để sản xuất ở Bắc Kinh, nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ.

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm, Trung Quốc giờ được biết đến là trụ cột của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng trị giá hàng nghìn tỷ USD. Vào năm 2021, xuất khẩu hàng hóa và linh kiện điện tử của quốc gia này lên tới 1 nghìn tỷ USD trên tổng số 3,3 nghìn tỷ USD toàn cầu.

Tuy nhiên, giữa áp lực thương mại, ngày càng nhiều các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty sản xuất linh kiện bán dẫn phải xem xét lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc nếu muốn phát triển. Chi phí cho lao động Trung Quốc không còn rẻ, từ năm 2013 đến năm 2022, tiền lương trong lĩnh vực sản xuất đã tăng gấp đôi, lên mức trung bình 8,27 USD/giờ.

Theo Teikoku Databank - một công ty nghiên cứu của Nhật Bản, từ năm 2020 đến năm 2022, số lượng công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc đã giảm từ khoảng 13.600 xuống còn 12.700. Vào ngày 29/1, có thông tin cho rằng Sony có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất máy ảnh từ Trung Quốc sang Thái Lan. Tương tự, Samsung đã cắt giảm hơn 2/3 lực lượng lao động Trung Quốc kể từ mức cao nhất vào năm 2013. Bên cạnh đó, nhà sản xuất máy tính của Mỹ - Dell đang đặt mục tiêu ngừng sử dụng chip do Trung Quốc sản xuất vào năm 2024.

Câu hỏi dành cho Dell, Samsung, Sony là công ty sẽ lựa chọn khu vực sản xuất thay thế ở đâu? Bởi lẽ, không một quốc gia đơn lẻ nào cung cấp cơ sở sản xuất rộng lớn như Trung Quốc. Tuy nhiên, khi một loạt các nền kinh tế trên khắp châu Á kết hợp với nhau thì sẽ trở thành một giải pháp thay thế đáng gờm. Nhóm các nền kinh tế Altasia này trải dài từ Hokkaido (Nh t B n), qua H à n Qu c, Đ à i Loan (Trung Qu ốc) , Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Th á i Lan, Vi t Nam, Campuchia v à Bangladesh, đế n t n Gujarat ( n Độ) . Mỗi nền kinh tế sẽ có những thế mạnh khác biệt. Trên lý thuyết, đây là cơ hội cho sự phân công lao động hữu ích, trong đó một số quốc gia sản xuất các bộ phận phức tạp trong khi những quốc gia khác lắp ráp chúng thành các thiết bị hoàn chỉnh.

The Economist đánh giá, nếu xét theo một số khía cạnh, các nền kinh tế Altasia có vẻ tương đương, thậm chí nhỉnh hơn Trung Quốc. Ví dụ, Altasia là nơi sinh sống của 154 triệu người trong độ tuổi từ 25 đến 54 có trình độ học vấn đại học, trong khi đó con số này ở Trung Quốc là 145 triệu người.

Bên cạnh đó, tiền lương tại một số nơi ở Altasia thấp hơn đáng kể so với ở Trung Quốc. Cụ thể, tiền công sản xuất theo giờ ở Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam dưới 3 USD, bằng khoảng 1/3 mức lương mà công nhân Trung Quốc hiện nay, và khu vực này đã trở thành cường quốc xuất khẩu. Theo đó, tính đến tháng 9/2022 , giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ của nhóm các quốc gia này đạt 634 tỷ USD, vượt xa con số 614 tỷ USD của Trung Quốc.

The Economist: Không quốc gia đơn lẻ nào thay thế được Trung Quốc, nhưng một nhóm nền kinh tế bao gồm Việt Nam có thể - Ảnh 1.

Tiền công sản xuất theo giờ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam

Không chỉ vậy, Altasia ngày càng trở nên hội nhập kinh tế hơn. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP, bao gồm cả Trung Quốc) đã nới lỏng các rào cản pháp lý đối với chuỗi cung ứng phức tạp chạy qua nhiều quốc gia, tạo ra một thị trường cho các sản phẩm trung gian. Hầu hết các nước Altasian đều là thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Việt Nam còn là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ), bao gồm cả Canada, Mexico và một số quốc gia Nam Mỹ.

Trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc nhóm Altasia, Nhật Bản được xem là một mô hình phát triển cho các nền kinh tế còn lại. Gần đây, Hàn Quốc cũng đang dần trở thành một hình mẫu phát triển khác bên cạnh Nhật Bản. Vào năm 2020, tổng vốn đầu tư trực tiếp của các công ty Hàn Quốc vào Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Bangladesh đạt 96 tỷ USD. Trong đó, Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Năm ngoái, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc - Hyundai đã mở nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên tại Indonesia

Không chỉ Hàn Quốc và Nhật Bản, giờ đây, nhiều công ty khác cũng đang để mắt đến khu vực này. Ví dụ, những công ty lắp ráp thiết bị cho Apple như Foxconn, Pegatron và Wistron của Đài Loan (Trung Quốc) cùng những công ty khác đang đầu tư mạnh vào các nhà máy ở Ấn Độ. Dự kiến, tỷ lệ iPhone sản xuất tại Ấn Độ ​​sẽ tăng từ khoảng 1/20 vào năm 2022 lên 1/4 vào năm 2025. Ngoài ra, Google đang chuyển hoạt động sản xuất điện thoại thông minh Pixel mới nhất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Không chỉ vậy, Qualcomm, nhà sản xuất chip đến từ Mỹ đã mở trung tâm nghiên cứu và phát triển đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2020. Doanh thu của Qualcomm từ các nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2020 - 2022.

Theo The Economist, Trung Quốc có lợi thế là một thị trường chung rộng lớn, với cơ sở hạ tầng tốt, lượng công nhân và vốn lớn. Do đó, để Altasia thực sự có thể cạnh tranh với Trung Quốc, chuỗi cung ứng của Altasia sẽ cần phải trở nên tích hợp và hiệu quả hơn rất nhiều.

"Altasia chắc chắn sẽ không thay thế Trung Quốc trong một sớm một chiều. Nhưng theo thời gian, Trung Quốc có thể sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất nước ngoài và với tư cách là một giải pháp thay thế cho Trung Quốc, Altasia 'không có đối thủ ngang bằng'", The Economist cho hay.

Nguồn: The Economist

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
3 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
3 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
2 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
44 phút trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
12 phút trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.

Tin cùng chuyên mục

Lỗ 2,5 tỷ cho mỗi chiếc EV, một ông lớn ô tô kêu cứu khẩn với nhà cung cấp: ‘Làm gì cũng được nhưng phải cắt giảm chi phí, chúng ta sẽ thắng, thua cùng nhau’
2 giờ trước
Hãng này kêu gọi các nhà cung cấp tìm giải pháp để cắt giảm chi phí, thậm chí cả những giải pháp đã bị họ từ chối trước đó.
VinFast VF e34 chạy thử ở Malaysia: Ngày ra mắt không còn xa, giá quy đổi dự kiến thấp hơn Việt Nam
3 giờ trước
Hình ảnh VinFast VF e34 xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy Malaysia có thể là thị trường tiếp theo hãng xe Việt chính thức đặt chân đến.
"Ngổn ngang" loạt dự án từng được dự định chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi XXI
14 giờ trước
Trừ Trung tâm Hội nghị - Triển lãm, được chủ đầu tư là BQL Dân dụng khẳng định, sẽ về đích trước thời hạn; 4 công trình còn lại do BQL dự án các công trình giao thông làm chủ đầu tư, có dự án thì chưa khởi công, có dự án thì xin lùi thời gian hoàn thành; hiện trường thi công thì “vắng như chùa Bà Đanh”.
Bình thường xe Rolls-Royce đã đắt, 100% khách còn chịu chơi bỏ thêm tiền cho một thứ, nhu cầu cao đến mức còn phải tuyển thêm người làm
17 giờ trước
Rolls-Royce đang mở rộng đáng kể trụ sở sản xuất của mình tại Goodwood nhằm tối ưu hơn khả năng cá nhân hóa sản phẩm cho người dùng.