Thế giới muốn khai tử loại nhiên liệu bẩn nhất thế giới này nhưng "càng cai càng nghiện"

23/10/2021 17:22
Giá than đang ở mức cao bậc nhất trong lịch sử mặc dù thông điệp nhất quán của nhiều chính phủ là "khai tử than", tập trung phát triển năng lượng tái tạo.

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, than có giá cao đến thế. Chính phủ và các công ty sản xuất trên toàn cầu sẵn sàng trả những khoản tiền kỷ lục để giữ có đủ điện, giữ cho các nhà máy của mình hoạt động. Đó là thực tế nhức nhối mà các lãnh đạo toàn cầu phải đối mặt tại cuộc đàm phán về khí hậu tại Glasgow trong tháng này và hy vọng về một thoả thuận chấm dứt sự phụ thuộc vào loại nhiên liệu bẩn nhất của thế giới.

Việc đốt than là trở ngại lớn nhất cho mục tiêu Thoả thuận chung Paris Paris, hạn chế sự nóng lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Thông thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gọi đó là một "cơn nghiện chết người" còn chủ tịch COP26 Alok Sharma kêu gọi các nhà lãnh đạo "khai tử than".

Thế giới muốn khai tử loại nhiên liệu bẩn nhất thế giới này nhưng càng cai càng nghiện - Ảnh 1.

Các nguồn sản xuất năng lượng chính của thế giới .

Đã có những tín hiệu về sự tiến bộ - đường ống toàn cầu của các nhà máy nhiệt điện than mới đã thu hẹp gần 70% kể từ năm 2015. Trung Quốc tháng trước tuyên bố dừng xây các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài, trong khi Đức muốn chấm dứt sử dụng than vào cuối thập kỷ này. Hơn 40 quốc gia cam kết không sử dụng thêm than. Năng lượng tái tạo cũng đang phát triển mạnh mẽ.

Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ của giá than những tuần gần đây cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết rằng những cam kết đó vẫn chưa đủ. Nhân loại đang phụ thuộc quá nhiều vào than.

Thứ nhất, than tiếp tục chiếm ưu thế trong tổng cơ cấu sản xuất điện của thế giới với tỷ lệ lớn. Vẫn còn nhiều mỏ than mới được xây dựng hơn là những nhà máy cũ ngừng hoạt động và Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo lượng khí thải từ ngành điện sẽ mức kỷ lục vào năm 2022 khi việc sử dụng điện than tăng mạnh.

Để đạt được mục tiêu hạn chế Trái Đất nóng lên 1,5 độ C, lượng khí thải từ than đá cần phải giảm nhanh hơn khoảng 2 lần so với ô nhiễm từ dầu và khí đốt trong thập kỷ này. Cụ thể, lượng phát thải than cần giảm 90% từ năm 2019 đến năm 2030.

Thế giới muốn khai tử loại nhiên liệu bẩn nhất thế giới này nhưng càng cai càng nghiện - Ảnh 2.

Lượng tiêu thụ than của thế giới trong 30 năm qua.

Đây là thách thức rất lớn, thậm chí còn khó khăn hơn do nhu cầu sử dụng than để sản xuất điện tăng cao trong năm nay. Thiếu điện, thiếu khí đốt tự nhiên đã thúc đẩy nhu cầu than, khiến giá than tăng vọt.

Trong khi sản lượng bị hạn chế do các công ty khai thác lớn buộc phải từ bỏ than do áp lực từ nhà đầu tư, giá bán cao có thể thu hút các công ty tư nhân hoặc công ty có quy mô nhỏ. Họ không gặp các hạn chế tương tự.

Giống hầu hết các khía cạnh khác, nhu cầu than trong 3 thập kỷ qua là câu chuyện về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Khi nhà xưởng của thế giới tập trung tại đây, nhu cầu về điện giá rẻ cũng tăng cao để cấp nhiên liệu cho mọi thứ, từ các nhà máy thép đến các thành phố.

Từ năm 1990, nhu cầu than của Mỹ đã giảm một nửa, phần lớn do các công ty điện đã chuyển sang sử dụng khí đốt. Nhu cầu của châu Âu giảm gần 2/3. Tuy nhiên, nhu cầu tăng tại Trung Quốc đã bù đắp tất cả. Hiện tại, nhu cầu than tại Trung Quốc chiếm hơn 1 nửa tổng nhu cầu toàn thế giới.

Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ hiện đốt than nhiều hơn cả châu Âu và Mỹ cộng lại. Các nhà khai thác cũng đặt cược vào nhu cầu tăng lên tại Việt Nam, Bangladesh hay Indonesia. Trong năm nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam đã mở thêm hơn 600 nhà máy điện than.

Thế giới muốn khai tử loại nhiên liệu bẩn nhất thế giới này nhưng càng cai càng nghiện - Ảnh 3.

Thứ tự các loại nhiên liệu "bẩn" nhất thế giới.

Giai đoạn này được xem là thập kỷ của năng lượng tái tạo. Sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ, trợ cấp khổng lồ từ các chính phủ và khiến những cánh đồng pin mặt trời hay tuabin gió trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, bất chấp việc thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh, đốt than vẫn là cách sản xuất năng lượng được yêu thích nhất trên thế giới, chiếm 35% tổng lượng điện. Trong khi tỷ trọng năng lượng tái tạo đã tăng từ 20 lên 29% trong thập kỷ qua, than chỉ mất 5% điểm phần trăm trong cùng thời kỳ.

Than là nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất thế giới và là nguồn khí nhà kính lớn nhất của ngành điện. Lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm kỷ lục vào năm ngoái nhưng nguyên nhân được cho là do suy giảm nhu cầu bởi đại dịch chứ không phải bước thay đổi lớn trong việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Lượng khí thải toàn cầu đang tăng trở lại trong năm khi khi kinh tế phục hồi và tình trạng thiếu điện xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
1 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
20 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.089 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.45 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.