Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó

Vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn đang giẫm chân tại chỗ, nay thêm dịch bệnh corona sẽ khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu khó chồng khó.

Vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn đang giẫm chân tại chỗ, nay thêm dịch bệnh corona sẽ khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu khó chồng khó.

Nhu cầu về trái cây sẽ giảm

Đề cập đến những tác động của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra tại buổi tọa đàm  mới đây, TS. Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NN-PTNT, cho rằng, vấn đề lo lắng nhất của nông sản Việt Nam và người nông dân vẫn là vấn đề thị trường.

Theo ông Sơn, dịch cúm corona tác động tới nông nghiệp theo 2 hướng. Thứ nhất là cầu. Ông phân tích, hiện thị trường gần nhất và lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc bị tác động trực diện từ corona. Điều này khiến cầu của thị trường sẽ trở về với những sản phẩm cơ bản như lương thực thực phẩm, bỏ qua những sản phẩm khác như hoa quả... Thực tế, tác động đến trái cây, rau  nhãn tiền có thể thấy.

Nhu cầu giảm thêm do ảnh hưởng từ việc buôn bán cũng bị hạn chế như chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ ngưng trệ. Chưa kể, giao thương còn bị gián đoạn do dịch bệnh, khiến chi phí giao dịch tăng cao, mặt hàng tươi sống của Việt Nam sẽ không bảo quản được.

Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó
Dưa hấu, thanh long, mít đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch corona

Tác động thứ hai là kết cấu sản xuất tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn không thể thay đổi ngay được để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Sơn nhấn mạnh, khi tất cả các vấn đề liên quan đến giao thương bị gián đoạn, nông sản sẽ “nghẽn".  

Chưa tính đến dịch bệnh này, ông Sơn cho biết, đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã dự báo năm 2020 sẽ là năm khó khăn của ngành nông nghiệp. Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi khiến cho người chăn nuôi lao đao trong năm 2019 thì đến năm 2020 vẫn còn rất nhiều tác động khác như khó khăn kỹ thuật, tái đàn, vốn,...

Năm nay ngành nông nghiệp còn phải đương đầu với hạn hán sông Mekong. Dịch virus corona nổi lên đã che mất những tác động này nhưng về cơ bản vẫn là những khó khăn chúng ta phải vượt qua.

“Như vậy, khó khăn sẽ chồng khó khăn. Chúng ta khó có thể lạc quan về nông nghiệp trong năm nay được”, ông Sơn nói.

Ngóng chợ mở cửa 

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch một công ty chuyên về xuất khẩu nông sản, cho biết, với hàng trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung, truyền thống của Việt Nam là xuất tươi và xuất bằng đường bộ sang các chợ truyền thống, chợ buôn của Trung Quốc. Do đó, việc cửa khẩu Việt - Trung tạm đóng một số ngày qua do tâm dịch virus Corona chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt.

Theo bà Thực, phần lớn nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc thời điểm hiện tại là dưa hấu, thanh long và mít, chủ yếu tập trung tại chợ buôn Giang Nam, Quảng Châu trong khi chợ này dự kiến đóng cửa đến hết ngày 9/2 trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

Nhiều xe hàng nông sản bị tắc nghẽn tại cửa khẩu, thậm chí phải quay đầu do các bãi chứa ở cửa khẩu không đủ năng lực cung cấp điện để bảo quản hàng hóa. Ngay cả khi cửa khẩu mở cửa thông thương, nếu chợ Giang Nam không hoạt động trở lại, các xe hàng xuất sang cũng sẽ bị ngừng trệ bên kia biên giới.

“Do đó, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, chính những người nông dân và thương lái cũng đang từng phút chờ thông tin liệu chợ Giang Nam có mở cửa vào ngày 10/2 sắp tới hay không”, bà Thực nói.

Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó
Các chuyên gia cho rằng xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc khó chồng khó vì dịch corona và vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Song, theo bà Thực, không phải đến lúc có dịch bệnh này chúng ta mới gặp khó khăn về xuất khẩu. Nếu không có dịch, thời gian tới chúng ta cũng phải đối mặt với khó khăn này do vướng mắc trong quy định về truy xuất nguồn gốc xuất khẩu nông sản, bao gồm mã vùng, mã xưởng hay tem truy xuất nguồn gốc. Đến nay, chúng ta vẫn "giẫm chân tại chỗ", trong khi chính sách này được phía Trung Quốc thông báo từ 2 năm trước.

Các nước trên thế giới đều mong muốn được bán hàng cho Trung Quốc, đặc biệt là nông sản. Vì vậy, bà Thực cho rằng không nên bài xích Trung Quốc mà phải làm sao có thể chiếm được thị trường lớn này và có đủ năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác.

Hiện nay, thương mại điện tử của họ đã phát triển, song nông sản Việt Nam vẫn kém cả về chất lượng và mẫu mã. Do đó, chúng ta sẽ còn gặp khó khi xuất khẩu nông sản vào thị trường 1,4 tỷ dân này.

“Nếu làm tốt chúng ta sẽ không còn tình trạng giải cứu ở biên giới nữa”. Bà nói và cho biết, bản thân Luật trồng trọt của Việt Nam có điều 64 về quản lý vấn đề truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn của Bộ NN-PTNT cũng như UBND các cấp chưa có.

Trước câu hỏi nông dân cần được hỗ trợ gì lúc này, ông Đặng Kim Sơn cho rằng, không thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, những hỗ trợ tạm thời như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối,... Về dài hạn, chúng ta phải làm căn cơ hơn như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất manh mún sang quy mô lớn... Những vấn đề này được nhắc đến rất nhiều nhưng chưa làm được.

Trước đó, khi đề cập đến tác động của dịch corona, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, về lâu dài các địa phương cần khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, có liên kết. Như Sơn La thành lập rất nhiều HTX nên hầu như không có tình trạng giải cứu. Bởi, nếu không làm theo chuỗi, không tái cơ cấu, không ảnh hưởng vì virus corona thì cũng có thể lao đao vì những dịch bệnh, biến động khác.

T.An

Tin mới

Tập đoàn Việt 50 năm tuổi làm một thứ quan trọng cho xe VinFast: So với đồ thường mới biết hóc búa cỡ nào
2 giờ trước
Món đồ đơn vị Việt này làm cho VinFast có sự khác biệt rất lớn so với sản phẩm của các mẫu xe thông thường.
Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
3 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Mỹ tăng cường đưa hàng trăm nghìn tấn hàng quan trọng vào Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra sản phẩm được nửa thế giới tranh mua
3 giờ trước
Mặt hàng tỷ đô này của Việt Nam đã phủ sóng hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
3 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Việt Nam sở hữu loài động vật tỷ đô: Xuất khẩu thu hơn 258 tỷ đồng/ngày; Mỹ, Nhật, EU rất ưa chuộng
3 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.531.060 VNĐ / tấn

171.50 JPY / kg

0.46 %

- 0.80

Đường

SUGAR

9.807.807 VNĐ / tấn

17.13 UScents / lb

1.78 %

- 0.31

Cacao

COCOA

238.876.659 VNĐ / tấn

9,198.00 USD / mt

3.06 %

+ 273.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.180.751 VNĐ / tấn

395.04 UScents / lb

1.15 %

- 4.59

Gạo

RICE

14.878 VNĐ / tấn

12.59 USD / CWT

0.07 %

- 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.856.472 VNĐ / tấn

1,032.90 UScents / bu

0.23 %

+ 2.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.455.155 VNĐ / tấn

295.35 USD / ust

0.08 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
3 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
4 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.
Thí điểm sàn giao dịch thịt heo
4 giờ trước
TPHCM vừa lên kế hoạch thí điểm sàn giao dịch thịt heo, kỳ vọng ổn định thị trường và từng bước minh bạch hóa hoạt động giao thương mặt hàng thiết yếu này.
Cám cảnh sầu riêng: Chỉ khi 'sạch từ gốc' mới thực sự ngọt lâu
4 giờ trước
Xuất khẩu sầu riêng - ngành hàng từng “lên hương” nhanh nhất trong các loại trái cây Việt - đang chững lại vì những cảnh báo về chất lượng. Khi thị trường toàn cầu siết chặt rào cản kỹ thuật, sầu riêng Việt buộc phải đảm bảo chất lượng, minh bạch về nguồn gốc nếu muốn giữ được vị thế.