Thị trường đói nguồn cung, nhà đầu tư chân chính bị ảnh hưởng?

20/05/2022 07:58
Việc kiểm soát dòng vốn chảy vào bất động sản đã làm tắc nghẽn nguồn cung tài chính, gây nên khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, người mua nhà.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), ví von tín dụng ngân hàng là "bà đỡ" cho các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đến giai đoạn triển khai thu hút vốn của khách hàng.

Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát dòng vốn chảy vào bất động sản đã làm tắc nghẽn nguồn cung tài chính, gây nên khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, người mua nhà. "Không vì những "con sâu làm rầu nồi canh" mà siết lại kênh này làm ảnh hưởng đến các chủ đầu tư chân chính", ông Châu chia sẻ.

Ngoài tín dụng, các doanh nghiệp bất động sản đang kỳ vọng vào nguồn vốn thứ hai là trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là kênh rất khó tiếp cận hiện tại. Thực tế, trong tháng 4/2022, không có doanh nghiệp BĐS nào huy động trái phiếu trong khi trước đó, đây vốn là ngành luôn có giá trị trái phiếu ở mức cao.

Một nguồn vốn khác là quỹ đầu tư BĐS. Việt Nam hiện mới có một quỹ đầu tư bất động sản của Ngân hàng Techcombank, song nguồn vốn còn rất ít. "Chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm các nước lân cận đang làm là hỗ trợ tín dụng cho thị trường bất động sản, cấp tín dụng cho chủ đầu tư bất động sản, người dân, các nhà đầu tư thứ cấp", ông Châu nhận định.

Theo giới chuyên gia, thay vì thắt chặt, Nhà nước nên kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nguyên nhân vì BĐS là lĩnh vực cho vay an toàn bởi có tài sản thế chấp. Chỉ khi chủ đầu tư yếu kém, dự án treo thì tiền mới bị chôn, vốn ngân hàng mới khó thu hồi. Còn với chủ đầu tư uy tín, quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ dự án đúng tiến độ, chất lượng, thanh khoản tốt thì ngược lại. Có sản phẩm ra thị trường thì cũng cần cho người dân mua bán, đầu tư.

Việc ồ ạt siết tín dụng bất động sản còn là sự đánh đồng các nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp với những đơn vị năng lực kém, như vậy không có tính thanh lọc để lành mạnh hóa thị trường. Thậm chí, nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu.

Chia sẻ tại Tọa đàm "Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản - Chính sách và tác động" do Báo Xây dựng tổ chức sáng 11/5, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho biết, bất động sản là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế nhưng nhiều người dường như đang coi là kẻ địch của nền kinh tế.

Hiện nay có rất nhiều người vẫn mông lung và hiểu sai về vai trò của ngành bất động sản và cho rằng lĩnh vực này không đóng góp gì cho đất nước, chỉ là kênh đầu cơ và có rủi ro. Hoặc, nói đến bất động sản là nhiều người ngay lập tức nói đến bong bóng bất động sản.

Tuy nhiên, theo TS Vũ Đình Ánh, BĐS thực tế là đầu vào cho tăng trưởng và cũng là kết quả cho câu chuyện tăng trưởng, kể cả tầm vĩ mô cho đến tầm vi mô, từ hộ gia đình cho đến cá nhân. "Nếu chúng ta ứng xử với bất động sản như thế này thì suốt ngày sẽ chỉ đi bàn câu chuyện siết hay kiểm soát", vị chuyên gia lên tiếng.

TS Ánh ví von, bất động sản giống như mặt kia của đồng xu và mặc định mặt ngược lại chính là tài chính. Cụ thể, bất động sản luôn gắn với tài chính và sẽ không thể xử lý được các vấn đề liên quan đến bất động sản nếu tách khỏi tài chính. Ngược lại, nếu bàn về tài chính mà không nói đến câu chuyện bất động sản thì cũng chưa đủ.

Chuyên gia này cảnh báo, nếu không ứng xử tốt với thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ, nền kinh tế có thể sẽ bước vào suy thoái dù chưa hồi phục sau ảnh hưởng của đại dịch.

Nói riêng về siết tín dụng, ông Ánh nhấn mạnh vấn đề ở đây không phải là siết hay thắt chặt hoặc kiểm soát mà thay vào đó phải lành mạnh hóa, không phải bóp nghẹt.

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, việc siết tín dụng vào lĩnh vực rủi ro là không sai nhưng không nên làm đại trà hay đánh đồng tất cả. Cách làm như vậy sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực cho nhiều ngành khác và cả nền kinh tế.

Theo công bố của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô ngành BĐS của Việt Nam giai đoạn 2020-2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản toàn nền kinh tế. Bất động sản từ lâu được xem là đầu tàu của cả nền kinh tế, đóng góp thông qua khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú, ăn uống và tài chính, ngân hàng…

Bất động sản bị đình trệ, kéo theo sự đình trệ của cả nền kinh tế. Trong trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành BĐS thay đổi giảm 10% sẽ kéo theo GDP giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%, tiếp theo đó là các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); du lịch (giảm 0,352%); dịch vụ khác (giảm 0,348%)…

Bởi vậy, giới chuyên gia góp ý, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh hợp lý những quy định và chế độ về tín dụng cho BĐS. Về tổng thể, cần có quy định cụ thể hướng dẫn phân loại các khoản nợ của các chủ đầu tư, đồng thời cần xem xét nới lỏng phù hợp theo từng thời điểm việc cho vay bất động sản (như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài dài hạn; hệ số rủi ro của vay bất động sản…) để tháo gỡ cho nguồn vốn vào BĐS.

Đặc biệt, chính sách nên đối xử một cách công bằng, rõ ràng với các doanh nghiệp BĐS. Những doanh nghiệp nào phát triển dự án tốt, theo hướng lành mạnh nên được ưu đãi về vốn vay, tín dụng và các khoản thuế thay vì siết chặt một cách toàn bộ. Ngoài ra, cần tìm cách giải ngân vốn cho BĐS ngày càng hợp lý hơn.

https://cafef.vn/thi-truong-doi-nguon-cung-nha-dau-tu-chan-chinh-bi-anh-huong-20220518173747934.chn

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
47 phút trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
10 phút trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
20 phút trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
41 phút trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
50 phút trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi nhà thuốc An Khang tuyên bố nói không với mọi loại phí 'ẩn' cắt liều bệnh thông thường
23 giờ trước
Tại nhiều tiệm thuốc, hình thức bán "thuốc cắt liều" không kê đơn - các gói thuốc lẻ được chia nhỏ theo triệu chứng cảm, ho, sổ mũi - đang rất phổ biến. Thế nhưng, thay vì tính đủ giá từng loại thuốc, không ít nơi tự ý cộng phí tư vấn hoặc “gài” thêm dược phẩm bổ sung không thực sự cần thiết.
VinFast chính thức mở bán VF 6 tại Indonesia, giá quy đổi hơn 600 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu SUV hạng B của VinFast dự kiến sẽ được bàn giao cho khách hàng tại Indonesia vào tháng 6 tới đây.
Nhà máy Mazda vừa nhận đầu tư gần 36.000 tỷ đồng này sẽ sản xuất thêm 2 xe điện mới, có thể xuất sang ĐNÁ sau thành công của EZ-6, EZ-60
1 ngày trước
Mazda sẽ rót vào liên doanh của mình tại Trung Quốc hơn 35.700 tỷ đồng để đẩy mạnh đội hình xe điện sau thành công của EZ-6 và EZ-60 trong 18 tháng qua.
Tràn ngập ô tô giá mềm
2 ngày trước
Do nguồn cung đang dư thừa nên các hãng xe phải điều chỉnh giá giảm đáng kể để giải phóng hàng tồn.