Thị trường ngày 02/05: Vàng đảo chiều tăng khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc, giá gạo Ấn Độ cao nhất 9 tháng

02/05/2020 07:41
Kết thúc phiên cuối tuần giá dầu tiếp tục tăng khi OPEC và các nhà sản xuất đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng kỷ lục, ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong 4 tuần. Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc đẩy giá vàng tăng hơn 1% và các kim loại cơ bản đồng loạt giảm.

Dầu có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần

Dầu thô Mỹ tăng 5% trong khi dầu thô Brent giữ trên 26 USD/thùng, cả hai loại dầu này đều có tuần tăng giá đầu tiên trong 4 tuần do OPEC và các đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng kỷ lục để giải quyết dư cung.

Trong tháng 4, dầu thô Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất lịch sử và lần đầu tiên giao dịch âm trong khi dầu thô Brent đã xuống mức thấp nhất 21 năm, do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu giảm trong khi OPEC và các nhà sản xuất khác đã khai thác theo ý muốn trước khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung mới có hiệu lực trong ngày 1/5.

Chốt phiên 1/5, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 giảm 4 US cent hay 0,2% xuống 26,44 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 6 tăng 94 US cent hay 5% lên 19,78 USD/thùng sau khi tăng lên trên 20 USD trong phiên này. Sau 3 tuần giảm, dầu thô Brent ghi nhận tăng khoảng 23% trong khi dầu WTI tăng 17%.

Dầu WTI cũng được hỗ trợ khi công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes báo cao các công ty năng lượng của Mỹ cắt giảm số giàn khoan dầu trong tuần thứ 7 liên tiếp, đưa tổng số giàn khoan giảm xuống 325 giàn, thấp nhất kể từ tháng 6/2016.

Một khảo sát của Reuters cho thấy trước khi cắt giảm sản lượng mới, sản lượng của OPEC tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2019, bổ sung thêm nguồn cung dư thừa trên thị trường.

Nhấn mạnh những khó khăn một số nhà sản xuất sẽ phải đối mặt để đáp ứng các cam kết của họ, Iraq sẽ phải vật lộn để đạt được hạn ngạch cắt giảm sản lượng gần 1/4.

Giá LNG Châu Á giảm khi các giao dịch ở mức thấp kỷ lục

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á giảm trong tuần này với số giao dịch ở mức thấp kỷ lục, do nhu cầu giảm trên toàn cầu trong bối cảnh phỏng tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Giá LNG trung bình giao tháng 6 sang đông bắc Châu Á ước tính ở mức thấp mới 1,85 USD/mmBtu trong ngày 1/5, giảm 0,1 USD/mmBtu so với trong tuần trước.

Do nhu cầu công nghiệp giảm và khiến người mua hàng phải sắp xếp lại kế hoạch giao LNG trong dài hạn, người bán đã dư thừa khối lượng lớn trên thị trường trong vài tuần qua.

Vàng tăng 1%

Vàng tăng hơn 1% trong phiên cuối tuần sau khi giảm trong đầu phiên, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới với Trung Quốc, nhưng vàng vẫn có tuần tồi tệ nhất trong hơn một tháng.

Vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.695,21 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tăng 0,4% lên 1.700,9 USD/ounce. Hầu hết các thị trường Châu Âu và Châu Á đóng cửa nghỉ lễ Quốc tế Lao động. Tuy được coi là nơi trú ẩn an toàn khi bất ổn kinh tế và chính trị, vàng đã mất hơn 1% giá trị trong tuần qua khi nhiều nền kinh tế nới lỏng hạn chế.

Tổng thống Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hiện có tầm quan trọng thứ yếu đối với đại dịch và ông đe dọa áp thuế quan mới với Bắc Kinh, khi chính quyền của ông đưa ra các biện pháp trả đũa đối với dịch bệnh.

Kim loại cơ bản sụt giảm

Giá đồng và các kim loại cơ bản khác giảm mạnh trong phiên qua do Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc và dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Châu Á bổ sung thêm sự bi quan về triển vọng nhu cầu kim loại.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa giảm 1,6% xuống 5.108 USD/tấn và có tuần giảm khoảng 0,7%.

Giá đồng giảm hơn 40% kể từ giữa tháng 1 tới giữa tháng 3, chạm mức thấp nhất 4 năm tại 4.371 USD/tấn do virus corona khiến ngành công nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên giá đã phục hồi một phần do sự gián đoạn nguồn cung bởi các lệnh phong tỏa và do Trung Quốc nới lỏng những hạn chế nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.

Trump cho biết ông lo ngại về vai trò của Trung Quốc trong nguồn gốc và sự lây lan của virus corona và đe dọa áp thuế quan mới với Bắc Kinh. Hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống thấp nhất 11 năm trong tháng 4.

Số liệu kinh tế của Châu Á ảm đạm, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 24,3% trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước. Giá tiêu dùng tại Tokyo giảm và hoạt động sản xuất lao dốc làm dấy lên lo sợ nước này có thể trở lại giảm phát.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết kinh tế eurozone có thể không tăng trưởng trở lại mức năm ngoái cho tới cuối năm 2022.

Các nhà phân tích tại Refinitiv giảm 2,4% dự báo sản lượng đồng toàn cầu năm 2020 xuống 19,6 triệu tấn.

Nhôm LMG giảm 0,5% xuống 1.487 USD/tấn, kẽm giảm 1,4% xuống 1.912,5 USD/tấn, nickel giảm 2,1% xuống 11.935 USD, chì mất 0,2% xuống 1.631,50 USD.

Cao su giảm

Giá cao su tại Tokyo giảm trong phiên cuối tuần do chứng khoán trong nước giảm, trong khi một số nhà đầu tư đứng ngoài lề trước đợt nghỉ lễ kéo dài ở Nhật Bản.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Tokyo đóng cửa giảm 1,8 JPY xuống 148,8 JPY (1,39 USD)/kg. Hợp đồng này đã giảm 1,8% trong tuần, giảm tuần thứ 2 liên tiếp.

Sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa từ 1 tới 5/5.

Không có yếu tố cơ bản mới trong thị trường cao su và sàn giao dịch Tokyo đang theo dõi các yếu tố bên ngoài như chỉ số Nikkei. Doanh số bán ô tô của Nhật Bản tháng 4 giảm xuống thấp nhất 9 năm.

Đường cao nhất một tháng

Đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,6 US cent hay 5,8% lên 10,97 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 3.

Giá năng lượng mạnh lên không khuyến khích các nhà máy mía Brazil tăng sản lượng đường. Đồng real của Brazil yếu cũng ảnh hưởng giảm giá, làm tăng giá trị xuất khẩu đường dưới dạng đồng nội tệ.

Một công ty đường và ethanol lớn của Brazil dự định tăng khối lượng mía để sản xuất đường hơn 10% do đồng real của Brazil yếu mang lại lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 15,1 USD hay 4,5% lên 351,3 USD/tấn.

Cà phê trái chiều

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 0,2 US cent hay 0,2% xuống 1,061 USD/lb, giá đã xuống thấp nhất trong gần 1,5 tháng trong phiên trước.

Cà phê arabica mất gần 12% giá trị trong tháng 4 do khả năng vụ thu hoạch lớn tại Brazil, cùng với đồng real của Brazil yếu.

Rabobank đã giảm dự báo cà phê arabica trong năm nay, do đồng real và đồng peso của Colombia yếu, rủi ro gián đoạn nguồn cung giảm và nhu cầu đang yếu đi.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 11 USD hay 0,9% xuống 1.205 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ cao nhất 9 tháng

Giá gạo tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cao nhất trong 9 tháng, bởi nhu cầu phục hồi từ các quốc gia Châu Phi ngay cả khi nguồn cung vẫn bị hạn chế do việc phong tỏa, trong khi hạn hán tại Thái Lan hỗ trợ giá.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán tại 378 – 383 USD/tấn trong tuần này, cao nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 8/2019, tăng từ 374 – 379 USD/tấn trong tuần trước.

Nhiều nhà xuất khẩu không thể ký các giao dịch mới do việc phong tỏa. Họ đang đối mặt với những vấn đề logistic và điều này khiến giá ở mức cao.

Các nhà buôn gạo đã nối lại việc ký hợp đồng xuất khẩu mới, sau gần 3 tuần do chính phủ áp dụng các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Tại Thái Lan, các thương nhân cho biết không có các giao dịch mới, nhưng hạn hán vẫn tiếp tục đã hạn chế nguồn cung và khiến giá tăng.

Gạo 5% tấm của Thái Lan chào bán ở mức cao 535 – 557 USD/tấn so với 530 – 556 USD/tấn một tuần trước.

Hạn hán tại Thái Lan bắt đầu từ tháng 11/2019 có thể kéo dài tới tháng 7/2020. Tuy nhiên, một số trận mưa tại các tỉnh trồng lúa gạo làm tăng hy vọng hạn hán sớm kết thúc.

Sản lượng vụ hè của Bangladesh có thể tăng 0,51% so với một năm trước, lên 19,5 triệu tấn, bất chấp lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động để thu hoạch trong bối cảnh phong tỏa toàn quốc.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 02/05

Thị trường ngày 02/05: Vàng đảo chiều tăng khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc, giá gạo Ấn Độ cao nhất 9 tháng - Ảnh 1.

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
19 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
20 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
20 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
20 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
20 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.393.092 VNĐ / tấn

166.30 JPY / kg

2.21 %

+ 3.60

Đường

SUGAR

9.535.206 VNĐ / tấn

16.56 UScents / lb

1.85 %

+ 0.30

Cacao

COCOA

212.258.826 VNĐ / tấn

8,127.00 USD / mt

0.84 %

+ 68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.238.489 VNĐ / tấn

288.71 UScents / lb

0.41 %

- 1.19

Gạo

RICE

14.831 VNĐ / tấn

12.48 USD / CWT

0.80 %

- 0.10

Đậu nành

SOYBEANS

9.626.371 VNĐ / tấn

1,003.10 UScents / bu

0.93 %

- 9.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

0 VNĐ / tấn

0.00 USD / ust

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
21 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
21 giờ trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
1 ngày trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
2 ngày trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.