Thị trường ngày 16/11: Giá dầu diễn biến trái chiều, vàng cao nhất 5 tháng, đồng, quặng sắt và thép cùng giảm

16/11/2021 07:16
Chốt phiên giao dịch ngày 15/11, giá dầu diễn biến trái chiều, vàng cao nhất 5 tháng, cà phê arabica cao nhất 7 năm, lúa mì cao nhất 9 năm, trong khi đồng, sắt thép và đường đồng loạt giảm.

Giá dầu diễn biến trái chiều

Giá dầu diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư lo ngại liệu nguồn cung dầu thô có tăng hay không và liệu nhu cầu có chịu áp lực bởi sự gia tăng gần đây của chi phí năng lượng, đồng USD tăng mạnh và các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/11, dầu thô Brent giảm 12 US cent tương đương 0,2% xuống 82,05 USD/thùng, trong khi đó dầu thô Tây Texas WTI tăng 8 US cent tương đương 0,1% lên 80,88 USD/thùng.

Giá dầu chịu áp lực giảm bởi đồng USD đạt mức cao nhất 16 tháng so với giỏ các đồng tiền chủ chốt, do các nhà đầu tư lo ngại về nền kinh tế toàn cầu. Đồng USD tăng khiến dầu trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Tuần trước, các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung các giàn khoan dầu và khí tự nhiên trong tuần thứ 3 liên tiếp, do giá dầu thô Mỹ từ đầu năm đến nay tăng 65%.

Đồng thời, Rystad Energy cho biết sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng 12/2021 dự kiến sẽ đạt mức trước đại dịch (8,68 triệu thùng/ngày), trong khi đó nhu cầu có thể chậm lại do các trường hợp nhiễm virus corona tăng cao và lạm phát.

Tuần trước, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cắt giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong quý 4/2021 thêm 330.000 thùng/ngày so với dự báo tháng trước, do giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến sự hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Giá khí tự nhiên tăng gần 5%

Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng gần 5%, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới cao hơn so với dự kiến trước đó.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York tăng 22,6 US cent tương đương 4,7% lên 5,017 USD/mmBtu. Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên giảm khoảng 7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 7/9/2021.

Giá vàng cao nhất 5 tháng

Giá vàng tăng lên mức cao nhất 5 tháng, do lo ngại lạm phát khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn, ngay cả khi đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,1% lên 1.866,03 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York giảm 0,1% lên 1.866,6 USD/ounce.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất gần 3 tuần, làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng. Đồng thời, chỉ số đồng USD tăng 0,3% lên mức cao nhất 16 tháng.

Giá đồng giảm

Giá đồng giảm, do lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc suy yếu, giá than của Trung Quốc giảm, đồng USD tăng lên mức cao nhất 16 tháng và nguồn cung tại London suy giảm.

Giá đồng trên sàn London giảm 0,7% xuống 9.640 USD/tấn, trước đó trong phiên đạt 9.773 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 27/10/2021. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay giá đồng tăng khoảng 25%, sau khi tăng 26% trong năm 2020.

Trung Quốc là nước tiêu thụ và sản xuất kim loại lớn nhất. Việc xây dựng nhà ít hơn sẽ khiến nhu cầu giảm và giá than giảm sẽ làm giảm chi phí năng lượng cho các lò luyện. Lĩnh vực bất động sản suy yếu, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 10/2021 tăng hơn so với dự kiến.

Giá quặng sắt và thép đều giảm

Giá các loại nguyên liệu sản xuất thép giảm bởi sản lượng thép giảm mạnh và dự kiến sản lượng sẽ giảm mạnh hơn trong những tháng tới, trong khi giá thép cũng bị ảnh hưởng bởi tiêu thụ trong lĩnh vực hạ nguồn chậm lại.

Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 giảm 2,5% xuống 539 CNY (84,47 USD)/tấn. Giá than luyện cốc giảm 13,1% xuống 1.959 CNY/tấn và giá than cốc giảm 9,6% xuống 2.708 CNY/tấn.

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây giảm 4,5% xuống 4.138 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 4,2% xuống 4.433 CNY/tấn, giá thép không gỉ giảm 1,2% xuống 17.125 CNY/tấn.

Sản lượng thép thô tại nước sản xuất kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc - trong tháng 10/2021 giảm tháng thứ 7 liên tiếp xuống 71,58 triệu tấn, ghi nhận mức sụt giảm mạnh đầu tiên kể từ đầu năm đến nay trong ít nhất 5 năm.

Giá cao su tại Nhật Bản tăng

Giá cao su tại Nhật Bản tăng, sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản cho biết nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có khả năng hồi phục trở lại mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Osaka tăng 0,5 JPY tương đương 0,2% lên 227,6 JPY/kg.

Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 1,9% lên 14.540 CNY/tấn.

Giá cà phê arabica cao nhất 7 năm

Giá cà phê arabica đạt mức cao nhất 7 năm do nguồn cung tiếp tục giảm, trong khi giá cà phê robusta giảm sau khi đạt mức cao nhất 10 năm trong tuần trước đó.

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 1,4% lên 2,25 USD/lb, trong phiên có lúc đạt 2,2825 USD/lb – cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn London giảm 0,6% xuống 2.264 USD/tấn, trong phiên trước đó đạt 2.313 USD/tấn – cao nhất kể từ đầu tháng 9/2011.

Giá đường giảm

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE giảm 1,35% xuống 19,74 US cent/lb.

Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn London giảm 0,6% xuống 524,2 USD/tấn.

Giá đậu tương tăng, ngô giảm, lúa mì cao nhất 9 năm

Giá đậu tương tại Chicago tăng phiên thứ 5 liên tiếp, do nhu cầu nội địa và xuất khẩu đều tăng.

Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 13 US cent lên 12,57-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 9-1/4 US cent lên 8,26-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 8,29-1/2 USD/bushel- cao nhất kể từ ngày 10/12/2012. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 3/4 US cent xuống 5,76-1/2 USD/bushel.

Giá dầu cọ tăng

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng, được hậu thuẫn bởi xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2021 tăng, song mức tăng bị hạn chế do mối lo ngại về nhu cầu suy giảm.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 30 ringgit tương đương 0,61% lên 4.965 ringgit (1.193,51 USD)/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 16/11

Thị trường ngày 16/11: Giá dầu diễn biến trái chiều, vàng cao nhất 5 tháng, đồng, quặng sắt và thép cùng giảm - Ảnh 1.

Tin mới

Hàng loạt iPhone giảm giá cực mạnh đầu tháng 5, máy cũ về mức 5,5 triệu đồng "rẻ" chưa từng có
8 giờ trước
Chưa khi nào mà các chính sách bán hàng và giá iPhone lại "hời" như bây giờ. Thậm chí, khách đước sử dụng miễn phí 7 ngày iPhone cũ, nếu không ưng có thể hoàn trả.
Sau triệu hồi 160.000 xe ở Việt Nam, hãng Nhật quyết định đền xe mới tinh cho khách
9 giờ trước
Người tiêu dùng bị ảnh hưởng cũng có thể lựa chọn phương án đền bù nhận lại 100% tiền.
Hà Nội: Xử lý gần 250 triệu đồng vi phạm liên quan xe tự chế, chở hàng cồng kềnh
9 giờ trước
CSGT Hà Nội đã xử lý 35 trường hợp vi phạm, tạm giữ 6 xe ba bánh tự chế, phạt gần 250 triệu đồng trong đợt cao điểm xử lý xe tự chế, chở hàng cồng kềnh.
Người thuê trọ lo lắng khi nghe tin tăng giá điện, vì đã phải trả tới 5.000 đồng/kWh
10 giờ trước
Giá điện tăng thêm 4,8% từ hôm nay 10-5, nhiều người dùng lo lắng vì tiền điện "đội thêm".
Vừa ngừng nhập khẩu từ Mỹ, một ngành hàng của Trung Quốc gặp sóng gió: ‘Cứu tinh’ chậm trễ giao hàng, nhập khẩu giảm xuống thấp nhất trong một thập kỷ
10 giờ trước
Lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 4 đạt mức thấp nhất trong thập kỷ do gián đoạn thương mại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.487.292 VNĐ / tấn

171.30 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.181.612 VNĐ / tấn

17.78 UScents / lb

1.60 %

+ 0.28

Cacao

COCOA

238.629.569 VNĐ / tấn

9,187.00 USD / mt

1.31 %

+ 119.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.555.190 VNĐ / tấn

395.63 UScents / lb

0.22 %

- 0.88

Gạo

RICE

14.585 VNĐ / tấn

12.34 USD / CWT

1.08 %

- 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.964.005 VNĐ / tấn

1,044.00 UScents / bu

0.70 %

+ 7.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.420.732 VNĐ / tấn

294.10 USD / ust

0.20 %

- 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?
14 giờ trước
Dù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường
Hàng trăm nghìn tấn 'vàng trắng' từ Mỹ đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm
1 ngày trước
Mỹ vươn lên trở thành nhà cung cấp số 1 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Bộ NN&MT và Bộ Công Thương nêu nhiều phương án thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ
1 ngày trước
Trước nguy cơ bị áp thuế đối ứng ở mức 46%, Chính phủ và các Bộ, ngành quyết liệt vào cuộc, tích cực tham vấn và đàm phán với Hoa Kỳ để tìm ra tiếng nói chung.
Thủ tướng: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
2 ngày trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.