Thị trường ngày 19/10: Dầu đảo chiều giảm trong khi kim loại công nghiệp, cà phê, cao su tăng giá

19/10/2019 08:26
Lo ngại về kinh tế yếu kém từ Trung Quốc bởi ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài, chốt phiên cuối tuần giá dầu giảm, vàng ổn định, quặng sắt có tuần giảm mạnh nhất trong 2 tháng, trong khi kim loại công nghiệp, cao su, cà phê đều tăng.

Dầu giảm do lo ngại hoạt động kinh tế của Trung Quốc

Giá dầu giảm do lo ngại về kinh tế của Trung Quốc, lờ đi những dấu hiệu tích cực khác từ lĩnh vực lọc dầu, nhưng đà giảm bị hạn chế do hy vọng tiến bộ trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 12 đóng cửa ngày 18/10 giảm 49 US cent xuống 59,42 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 11 giảm 15 US cent xuống 53,78 USD/thùng. Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm 1,8% trong khi dầu WTI giảm 1,7%.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc quý 3 thấp nhất trong 27,5 năm và không hy vọng tăng trưởng cao do sản xuất yếu và căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài. Tuy nhiên, sản lượng lọc dầu của Trung Quốc tháng 9 tăng 9,4% so với năm trước, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu từ quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này vẫn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết các nhà đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc đang nghiên cứu soạn thảo một văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 để các nhà lãnh đạo của họ ký vào tháng tới.

Hệ thống đường ống dẫn dầu và khí Forties ở Biển Bắc Anh đã mở cửa lại như kế hoạch trong ngày hôm qua sau vài giờ đóng cửa bởi sự cố sét đánh.

Tại Mỹ, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã tăng số giàn khoan tuần thứ 2 liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 6.

Ủy ban kỹ thuật chung giám sát hiệp ước sản lượng toàn cầu giữa OPEC và các đối tác cho biết mức tuân thủ theo thỏa thuận sản lượng đạt 236% trong tháng 9.

Vàng ổn định do lo ngại Brexit và cuộc chiến thương mại kéo dài

Vàng ổn định bởi đồng USD yếu, cùng với khả năng Brexit không có thỏa thuận, không chắc chắn về thương mại Mỹ - Trung Quốc và lo sợ về suy thoái toàn cầu.

Vàng giao ngay trên sàn giao dịch LBMA thay đổi ít tại 1.490,7 USD/ounce, giá biến động trong phạm vi tương đối hẹp trong phiên này. Vàng kỳ hạn tháng 12 của Mỹ giảm 0,3% xuống 1.494,10 USD/ounce.

Đồng USD hơi yếu nên có thể hỗ trợ một chút nhưng có lẽ vàng đã ở trạng thái cân bằng cho đến khi có được một diễn biến vĩ mô mới.

Liên minh châu Âu ủng hộ thỏa thuận Brexit mới với Anh trong ngày 17/10, hơn ba năm sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý của người dân Anh để rời khỏi khối. Thủ tướng Boris Johnson hiện phải đối mặt với thử thách cuối cùng tại quốc hội vào ngày 19/10.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế quý 3 của Trung Quốc chậm hơn dự kiến, xuống thấp nhất trong gần 3 thập kỷ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ.

Cục dự trữ liên bang Mỹ nhóm họp cuối tháng này để quyết định về cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đồng, chì, kẽm đều tăng

Giá đồng tăng sau số liệu tăng trưởng bất động sản và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tích cực, trong khi kẽm và chì lên mức cao nhất nhiều tháng do nhà đầu tư lo lắng về tình trạng thiếu hụt.

Giá các kim loại công nghiệp biến động sau khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm hơn một chút so với dự kiến, xuống 6% trong quý 3, thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.

Tuy nhiên, giá tăng trở lại khi các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin cho thấy đầu tư bất động sản của Trung Quốc tăng 10,5% trong 9 tháng đầu năm 2019, đầu tư cơ sở hạ tầng tăng 4,5% và sản lượng công nghiệp vượt dự báo ở mức 5,8% trong tháng 9.

Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,2% lên 5.806 USD/tấn.

Kẽm LME tăng 0,7% lên 2.457 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 30/7.

Giới phân tích chỉ ra việc đóng cửa các nhà máy luyện là nguyên nhân làm nguồn cung hạn hẹp, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

Chì LME tăng 0,4% lên 2.181 USD/tấn, trong phiên có lúc giá đã lên 2.214,5 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2018.

Quặng sắt Trung Quốc có tuần giảm mạnh nhất trong 2 tháng

Giá quặng sắt Đại Liên có tuần giảm sâu nhất trong hơn 2 tháng bất chấp phục hồi nhẹ trong phiên cuối tuần, do việc tăng cường hạn chế sản xuất thép nhằm kiềm chế ô nhiễm không khí.

Một nền kinh tế toàn cầu đang chững lại làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu đối với các sản phẩm thép và nguyên liệu thô, trong khi sản lượng hàng quý tăng bởi một số công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới đã bổ sung thêm nhiên liệu để bán tháo trên thị trường tương lai.

Tăng trưởng kinh tế quý 3/2019 của Trung Quốc chậm lại với tốc độ yếu nhất trong gần 3 thập kỷ do chiến tranh thương mại ảnh hưởng tới sản xuất của nhà máy, thúc đẩy Bắc Kinh tung ra các hỗ trợ mới.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 0,7% lên 616 CNY (86,99 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong 7 tháng.

Giá quặng sắt Đại Liên đã giảm gần 7% trong tuần trước và tình trạng suy yếu có thể vẫn tiếp tục duy trì.

Quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% sắt giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tuần tại 86,5 USD/tấn trong ngày 17/10, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng do hoạt động của nhà máy bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế sản xuất.

Thép cây dùng trong xây dựng trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,2%, thép cuộn cán nóng tăng 0,1%, điều chỉnh sau khi xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng.

Cao su tăng

Cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng theo xu hướng giá kỳ hạn mạnh tại Thượng Hải, trong bối cảnh lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2,2 JPY lên 166 JPY/kg.

Cao su kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 189 CNY (25,42 USD) đóng cửa tại 11.765 CNY/tấn. Hợp đồng cao su TSR 20 của Trung Quốc tăng 100 CNY lên 9.980 CNY/tấn.

Đường diễn biến trái chiều

Đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 đóng cửa tăng 0,08 US cent hay 0,7% lên 12,32 US/lb sau khi chạm mức 12,2 US cent, giá thấp nhất kể từ ngày 24/9. Hợp đồng này đã giảm 0,7% trong cả tuần.

Các đại lý cho biết nhà sản xuất bán ra đã đưa thị trường vào thế phỏng thủ trong tuần này, một phần do sự suy yếu trong đồng real của Brazil.

Tuy nhiên thị trường vẫn được củng cố bởi triển vọng thiếu hụt toàn cầu trong niên vụ 2019/20, khi giai đoạn giá thấp kéo dài làm hạn chế sản xuất.

Đường trắng kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 3,1 USD hay 0,9% xuống 335,9 USD/tấn.

Cà phê tăng

Cà phê arabia kỳ hạn tháng 12 tăng 2,8 US cent hay 3% lên 95,7 US cent/lb, rời khỏi mức thấp nhất trong tuần trước tại 92,2 US cent.

Các đại lý cho biết có thể có nhiều khả năng để thị trường lấy lại vị trí trong ngắn hạn, nhưng chiều tăng vẫn bị hạn chế bởi nguồn cung dồi dào và triển vọng sản lượng kỷ lục của Brazil trong năm tới.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2019 tăng 24 USD hay 2% lên 1.251 USD/tấn.

Nhật Bản: Giá rau tăng sau cơn bão Hagibis

Giá các loại rau như cải bắp đã bắt đầu tăng ở Nhật Bản trong bối cảnh thiếu nguồn cung do các cánh đồng và nhà kính bị ngập lụt bởi bão Hagibis tại các khu vực ở phía đông của Nhật Bản.

Giá bắp cải tăng khoảng 14% tại chợ bán buôn trung tâm của Tokyo so với trước khi cơn bão thứ 19 đổ bộ vào đất nước này, lên 91 JPY/kg. Giá xà lách tăng khoảng 8%, ở mức 128 JPY.

Sản xuất nấm đã thiệt hại nặng nề ngay trước mùa nhu cầu cao đối với các món lẩu "nabe". Cơ sở sản xuất nấm tập đoàn Hokuto tại thành phố Nagano, miền trung Nhật Bản, đã bị ngập lụt sau một vụ vỡ đê ở sông Chikuma.

Trung Quốc: Thị trường chuối phục hồi với nhiệt độ lạnh hơn

Thị trường chuối gần đây đã ổn định. Giá chuối giảm ở Quảng Tây, nhưng đã tăng trở lại gần đây. Ảnh hưởng bởi nhiệt độ, hiện nay giá cả đã ổn định ở Nam Ninh, Tiandong và Long Châu. Trạm Giang ở Quảng Đông đã bước vào cuối mùa và giá ở Dương Giang, Phật Sơn và Huệ Châu tăng nhẹ nhưng vẫn ổn định.

Giá chuối ở Mengla, Hà Khẩu và Wenshan thuộc Vân Nam ổn định. Bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa gần đây, Ngọc Dương và Yuxi đang trải qua một xu hướng giảm giá nhẹ.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 19/10

Thị trường ngày 19/10: Dầu đảo chiều giảm trong khi kim loại công nghiệp, cà phê, cao su tăng giá - Ảnh 1.

Tin mới

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
10 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
9 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
9 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.
Trong khi nhiều công ty xe điện chật vật, một hãng điện thoại Trung Quốc vừa mở bán ô tô điện đã sắp hòa vốn để có lãi, thực hiện thành công giấc mơ dang dở của Apple
8 giờ trước
CEO Lei Jun của Xiaomi từng thừa nhận có lẽ họ sẽ phải bán lỗ xe điện để cạnh tranh, nhưng kết quả vượt ngoài mong đợi khiến hàng loạt báo cáo phân tích phải nâng dự báo biên lợi nhuận gộp cho hãng điện thoại đi làm ô tô này.
BYD Han EV sắp về Việt Nam dễ ‘hot’: Dáng như Taycan, chạy Hà Nội - Quảng Trị chỉ cần 1 lần sạc
7 giờ trước
BYD Han EV được xem là mẫu xe flagship của hãng xe đến từ Trung Quốc và đang được lên kế hoạch đưa về Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.101.936 VNĐ / tấn

160.40 JPY / kg

-0.19 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.062.318 VNĐ / tấn

19.72 UScents / lb

-1.40 %

- -0.28

Cacao

COCOA

284.400.409 VNĐ / tấn

11,177.00 USD / mt

1.45 %

+ 160.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

130.296.378 VNĐ / tấn

232.27 UScents / lb

1.13 %

+ 2.59

Đậu nành

SOYBEANS

10.827.362 VNĐ / tấn

1,158.07 UScents / bu

-0.42 %

- -4.93

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.655.687 VNĐ / tấn

344.25 USD / ust

-1.42 %

- -4.95

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.338.991 VNĐ / tấn

45.17 UScents / lb

-0.22 %

- -0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
2 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.
Cây giống cà phê “cháy” chợ chưa từng có
13 giờ trước
Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có.
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
14 giờ trước
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ 5 với hơn 30 triệu con
Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
16 giờ trước
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.