Thị trường ngày 23/03: Dầu rớt giá 2%, cao su thấp nhất 1 tháng

23/03/2019 14:46
Các số liệu cho thấy kinh tế châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng thương mại, dấy lên tâm lý lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, là các yếu tố tác động mạnh tới thị trường hàng hóa ngày 22/3.

Dầu giảm 2%

Giá dầu giảm khoảng 2%, trượt xa khỏi mức cao năm 2019 do đàm phán thương mại Mỹ-Trung không có nhiều tiến triển và dữ liệu sản xuất ảm đạm từ Đức và Mỹ gây tâm lý lo ngại về nền kinh tế toàn cầu chậm lại và nhu cầu dầu mỏ yếu.

Các chỉ số chính của Phố Wall đã giảm từ 1 đến 2% sau khi các số liệu cho thấy các nhà sản xuất ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã bị tác động mạnh bởi căng thẳng thương mại, dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại.

Kết thúc phiên giao dịch đêm qua 22/3, dầu thô Brent kỳ hạn giảm 83 cent, tương đương1,2% xuống mức 67,30 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá giảm khoảng 0,2%. Giá hợp đồng này đã chạm mức cao nhất 4 tháng là 68,69 USD vào phiên giao dịch liền trước.

Giá dầu đã tăng hơn 20% kể từ đầu tháng 1/2019, do OPEC+ cắt giảm nguồn cung và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela.

Giá dầu thô chuẩn Tây Texas (Mỹ) WTI đã giảm 94 cent, tương đương 1,6%, còn 59,04 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá tăng 0,8%. Trong tuần, giá đã chạm mức cao nhất từ đầu năm tới nay là 60,39 USD vào phiên liền trước.

Tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, có khả năng làm giảm tiêu thụ nhiên liệu trong bối cảnh không có đột phá nào xuất hiện trong cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ- Trung, ít nhất là trước các cuộc họp dự kiến ​​vào ngày 28-29/3.

Vàng tăng, palađi giảm 3%

Giá vàng tăng sau khi dữ liệu kinh tế yếu từ khu vực đồng euro làm trầm trọng thêm nỗi lo về sự suy giảm toàn cầu, thúc đẩy tâm lý mua tránh rủi ro và đưa thị trường vàng thỏi vào tuần tốt nhất trong gần hai tháng qua. Giá vàng giao ngay tăng khoảng 0,3% đạt 1.313.07 USD/ounce trong khi giá vàng kỳ hạn tại Mỹ tăng 0,4% đạt 1.312,3 USD. Tính chung cả tuần, giá vàng đã tăng gần 1%, tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 2.

Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 28/2 vào phiên liền trước đạt mức 1.320,22 USD.

Trong khi đó, giá palađi giảm 3% xuống còn 1.560,51 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất mọi thời đại là 1.620,53 USD trong phiên liền trước. Bạc giảm 0,4% xuống còn 15,41 USD/ounce, nhưng tính chung cả tuần tăng 0,8%. Giá bạch kim giảm 1,4% xuống còn 846 USD, nhưng tính chung cả tuần tăng hơn 2%.

Quặng sắt tăng, thép dao động

Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tăng cao do lo ngại về nguồn cung từ nhà sản xuất quặng lớn nhất thế giới Vale, nhưng tính chung cả tuần giá giảm, tuần giảm đầu tiên trong 1 tháng qua.

Một tòa án ở bang Minas Gerais, Brazil đã ra lệnh dừng hoạt động tại mỏ Dique III, tuy nhiên tác động của lệnh cấm này tới sản xuất vẫn chưa rõ ràng.

Giá quặng giao tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên chốt phiên tăng 0,5% đạt 615,5 CNY(91,86 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá hợp đồng này giảm 1,6% sau khi tăng trong ba tuần qua do nhu cầu thép tăng tại các nhà máy trong khi nguồn cung bị đe dọa.

Trong khi đó, giá thép dao động trái chiều. Giá thép cây tại Thượng Hải chốt phiên giảm 0,8% xuống 3.768 CNY/tấn, nhưng giá thép cuộn cán nóng tăng nhẹ đạt mức 3.712 CNY/tấn so với mức 3.710 CNY/tấn trong phiên trước đó.

Đồng trượt khỏi mức cao nhất 8 tháng

Giá đồng giảm sau khi các số liệu của các nhà máy châu Âu và Mỹ yếu, dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu và USD vững.

Giá đồng tại LME chốt phiên giảm 1,7% còn 6.312 USD/tấn, trượt khỏi mức cao nhất trong 8 tháng là 6.555,50 USD vào thứ Năm. Tính chung cả tuần, giá đồng giảm 1,7%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12.

Daniel Briesemann, nhà phân tích của Commerzbank cho biết giá đồng được hỗ trợ bởi thiếu hụt nguồn cung và tình trạng này sẽ còn trầm trọng hơn nếu Mỹ Trung giải quyết tốt tranh chấp thương mại. Ông cũng hy vọng rằng nhu cầu yếu sẽ đưa giá trở lại khoảng 6.500 USD vào cuối năm nay.

Dự trữ đồng tại LME đã tăng lên khỏi mức thấp nhất 14 năm, tăng 1.300 tấn lên 140.650 tấn vào ngày cuối tuần, tuy vẫn thấp hơn mức bình thường. Trong khi đó, kho dự trữ tại Thượng Hải giảm nhẹ xuống còn 259.172 tấn.

Thị trường đồng toàn cầu đã thâm hụt 387.000 tấn trong năm ngoái, so với mức thiếu hụt 265.000 tấn trong năm 2017, Nhóm nghiên cứu đồng quốc tế cho biết. ICBC Standard dự kiến ​thị trường đồng sẽ thiếu hụt 638.000 tấn trong năm 2019-21, và giá sẽ ở mức 7.000 USD vào quý cuối năm nay, tăng lên 8.000 USD trong hai năm tới.

Ngô cao nhất 3,5 tuần, đậu tương và lúa mì giảm

Giá ngô Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 3,5 tuần sau khi Trung Quốc đặt mua một khối lượng lớn nhất trong hơn 5 năm và lũ lụt ở miền Tây Trung Mỹ gây lo ngại về vụ gieo trồng xuân. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã thông báo bán 300.000 tấn ngô cho Trung Quốc trong ngày hôm qua.

Giá ngô kỳ hạn tại Chicago chốt phiên tăng 2 cent đạt 3,78-1/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá tăng 1,3%, tuần tăng thứ hai liên tiếp.

Trong khi đó, giá đậu tương có phiên giảm đầu tiên trong ba phiên qua do lo ngại về nhu cầu yếu, nguồn cung dồi dào tại Mỹ, vụ mùa bội thu ở Brazil. Giá đậu tương chốt phiên giảm 6-3/4 cent còn 9.03-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần giảm 0,6%.

Giá lúa mì kỳ hạn cuối phiên quay đầu giảm do hoạt động bán trục lợi sau khi đạt mức cao 3,5 tuần vào phiên sáng. Giá lúa mì CBOT giao tháng 5 giảm 1/2 cent xuống 4,66 USD/bushel sau khi đạt mức cao nhất 3-1/2 tuần là 4,73-3/4 USD. Tính chung cả tuần, giá tăng 0,8%, tuần tăng thứ 2 liên tiếp.

Cao su chạm thấp nhất 1 tháng

Giá cao su giảm trên các thị trường châu Á. Giá cao su tại Tokyo giao hàng tháng 8/2019 giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng theo xu hướng giảm giá tại Thượng Hải và đồng yên tăng, đánh dấu tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Chốt phiên, giá hợp đồng này đã giảm 2 JPY, tương đương 1,1%, xuống mức thấp 189,8 JPY(1,72 USD)/kg sau khi chạm mức thấp nhất kể từ 19/2 vào phiên sáng. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,7%.

Giá hợp đồng giao tháng 5/2019 tại Thượng Hải chốt phiên giảm 75 CNY còn11.880 CNY (1.770 USD)/tấn. Dự trữ cao su tại Thượng Hải tăng 0,8% so với thứ Sáu tuần trước.

Giá cao su TSR 20 tại Tocom kỳ hạn tháng 9/2019 chốt phiên giảm 0,9% xuống còn 167,5 JPY/kg. Giá cao su giao tháng 4/2019 tại Singapore đạt 148,0 US cent/kg, giảm 0,4%.

Giá trái cây Trung Quốc giảm trong tháng 3

Nhiều loại trái cây trở nên đắt đỏ hơn trong lễ hội mùa xuân Trung Quốc diễn ra từ ngày 5/2/2019 do nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng đối với các sản phẩm có giá trị cao như dâu tây nhà kính, dưa hấu Unicorn Hải Nam và nho không hạt. Sang tháng 3, giá phần lớn trái cây đều giảm xuống mức hợp lý. Giá chuối tương đối ổn định ở các thị trường trái cây trên khắp Trung Quốc. Ở một số khu vực giá thậm chí giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào, nhu cầu yếu.

Sầu Riêng Thái Lan sẽ ồ ạt vào Trung Quốc trong tháng tới

Nhu cầu tiêu thụ Sầu Riêng của Trung Quốc ngày càng tăng cao trong khi nước này không thể trồng được loại trái cây này, bởi vậy phải phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu Thái Lan để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Sản lượng Sầu Riêng năm nay tại Thái Lan tăng hơn nhiều so với năm ngoái nhờ thời tiết thuận lợi. Mùa cung cấp Sầu Riêng ở tỉnh Chanthaburi Thái Lan kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 với sản lượng cao nhất vào tháng Tư và tháng Năm. Tiếp theo từ tháng 6 đến tháng 9 lại có nguồn cung Sầu Riêng từ phía nam Thái Lan. Như vậy là Thái Lan có thể cung cấp Sầu Riêng quanh năm nhờ vào môi trường tự nhiên độc đáo. Giá Sầu Riêng trong mùa thu hoạch cao điểm rất rẻ do nguồn cung dồi dào.

Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 7h sáng ngày 22/3

Thị trường ngày 23/03: Dầu rớt giá 2%, cao su thấp nhất 1 tháng - Ảnh 1.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.906.932 VNĐ / tấn

8,767.00 USD / mt

0.27 %

+ 24.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.775.358 VNĐ / tấn

395.69 UScents / lb

0.54 %

+ 2.12

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.970.265 VNĐ / tấn

1,043.80 UScents / bu

0.34 %

+ 3.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.484.949 VNĐ / tấn

296.10 USD / ust

0.61 %

+ 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
9 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
10 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
14 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng