Thị trường thịt lợn "thăng hoa", bầu Đức cũng nhập cuộc?

22/06/2020 09:54
Trong công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất vào ngày tháng 6/2020, CTCP Chăn nuôi Gia Lai bổ sung thêm ngành nghề chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 26/6 tới đây, bên cạnh mảng cốt lõi là cây ăn trái, đáng chú ý HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) dự kiến trình cổ đông thông qua việc chuyển đổi số dư nợ cho vay và nợ phải thu CTCP Chăn nuôi Gia Lai thành vốn góp cổ phần.

HAGL nhập cuộc thị trường thịt lợn?

Trong đó, HAGL dự sẽ thực hiện rà soát số liệu các khoản cho vay và các khoản phải thu Chăn nuôi Gia Lai; đồng thời tiến hành chuyển đổi thành vốn góp cổ phần dựa trên các nguyên tắc và mục tiêu tái cấu trúc tài chính Chăn nuôi Gia Lai theo hướng tăng vốn, giảm nợ, giảm áp lực chi phí lãi vay, chuyển từ tình trạng thua lỗ sang có lãi trong thời gian sớm nhất.

Tập đoàn cho biết sẽ mua lại cổ phần Chăn nuôi Gia Lai thành công ty con để tham gia điều hành, tái cấu trúc bộ máy quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Tại thời điểm 31/3/2020, HAGL ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là CTCP Chăn nuôi Gia Lai (bán hàng hóa) là hơn 17 tỷ đồng; phải thu về cho vay ngắn hạn 1.253 tỷ đồng và hơn 4.163 tỷ đồng cho vay dài hạn. Các khoản phải thu khác bao gồm lãi cho vay 26 tỷ đồng; cho mượn tạm 9,8 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng tiền chi trả hộ cho CTCP Chăn nuôi Gia Lai. Ngoài ra, còn khoản phải thu dài hạn khác (lãi cho vay) lên tới 564 tỷ đồng.

Được biết, CTCP Chăn nuôi Gia Lai thành lập năm 2014, có trụ sở tại Thành phố Pleiku, Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ trồng trọt (hồ tiêu), dịch vụ chăn nuôi, chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trâu bò dê cừu và các sản phẩm kèm theo...

Trong công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất vào ngày tháng 6/2020, CTCP Chăn nuôi Gia Lai bổ sung thêm ngành nghề chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.

Thị trường thịt lợn thăng hoa, bầu Đức cũng nhập cuộc? - Ảnh 1.

Thị trường thịt lợn thăng hoa, các "đại gia" đồng loạt báo lãi lớn

Từ khóa "thịt lợn" đang là tâm điểm thị trường nửa đầu năm nay, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 khi giá liên tục nhảy múa và tăng cao đột biến. Nguyên nhân theo nhiều chuyên gia do lo ngại giảm đàn sau đợt dịch tả châu Phi năm 2019, trong khi nhu cầu thịt lợn của người Việt Nam ở mức cao đã đẩy giá tiêu thị. Chưa kể, nhu cầu tăng cao giữa mùa dịch, trong khi tái đàn không kịp và nái giảm khiến giá thịt lợn liên tục "nhảy múa" tại nhiều khu vực trước áp lực khan hàng.

Trước diễn biến thất thường của giá thịt lợn, trong khi đây là mặt hàng thiết yếu, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều chỉnh giá. Mặc dù vậy, thông tin nguồn cung trên thị trường đến nay chưa có con số cụ thể, và mặt bằng giá đến nay vẫn không giảm nhiều.

Ghi nhận, trước đây giá lợn hơi trong khoảng 30.000-35.000 đồng/kg nhưng hiện nay có nơi bán lên tới 80.000-100.000 đồng/kg; giá thịt lợn thành phẩm đến tay người tiêu dùng đạt mức 150.000-190.000 đồng/kg.

Sự nóng sốt này đang đem về mức lợi nhuận khủng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khi mà, mặc dù thị trường thịt lợn thăng hoa và có mức tiêu thụ cao, Việt Nam hiện nay chỉ đâu đó 15 doanh nghiệp cung ứng.

Minh chứng tại các "đại gia" trên sàn, Dabaco (DBC) công bố lợi nhuận quý đầu năm tăng cao gấp 17 lần cùng kỳ lên 340 tỷ. Tính trung bình, mỗi ngày DBC lãi gần 3,8 tỷ đồng. DBC là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, sản xuất giống gia súc gia cầm (lợn, gà), chăn nuôi và chế biến thực phẩm (thịt lợn, thịt gà, trứng). Theo giải trình, quý 1/2020 rơi vào dịp tết Nguyên đán và cao điểm dịch Covid-19, DBC đã tăng cường sản xuất thực phẩm chế biến từ thịt, lợn thịt, gà thịt.

Báo cáo của C.P cũng cho thấy doanh thu mảng chăn nuôi và chế biến thực phẩm (Farm&Food) của C.P Vietnam đã tăng vọt lên 640 triệu USD trong 2 quý gần nhất cùng với nguồn thu từ thức ăn chăn nuôi (Feed) ổn định quanh mức 200 triệu USD/quý.

Hay tay ngang Hòa Phát, chỉ sau 3 năm đánh tiếng tham gia thị trường thịt lợn, đến năm 2019, doanh thu mảng nông nghiệp của Tập đoàn tăng 72% lên xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, đóng góp 12% tổng doanh thu – đứng thứ 2 chỉ sau mảng thép. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới sẽ đạt tối đa công suất 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 450.000 đầu heo thương phẩm/năm; 150.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.

THACO mới đây cũng bước đầu tham gia, sau cái bắt tay với Thủy sản Hùng Vương (HVG), công ty nông nghiệp của Tập đoàn là THADI dự kiến sẽ thành lập 1 số liên doanh sản xuất heo giống và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, THADI còn dự kiến đầu tư chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn EFSA với quy mô 1,2 triệu con/năm.

Làm nông nghiệp không vội được

Tựu chung, mặc dù đang vào giai đoạn có lợi nhuận lớn, nhưng nông nghiệp là mảng "muôn đời" rủi ro, người trong cuộc theo đó cũng sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách. Chủ tịch Hòa Phát từng bày tỏ: "Làm nông nghiệp lúc đầu mới làm nghĩ có thể 'nhanh như thép', nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy không vội được. Làm nông nghiệp có mấy yếu tố khó mà biết trước là môi trường, dịch bệnh. Không phải hăng hái hay cứ có tiền là làm được".

Hay Chủ tịch HVG, ông Dương Ngọc Minh phân trần sau khi chính thức chuyển nhượng mảng chăn nuôi lợn lại cho THACO: "Khó khăn tài chính 3 năm liền HVG vấp phải là do chậm vốn từ ngân hàng. Do đó qua việc hợp tác với THADI thì chúng tôi thay đổi cuộc chơi. Từ chỗ HVG nắm đàn heo thì THADI lúc này sẽ nắm, vì vấn đề thiếu sót HVG còn nằm ở chỗ kỹ thuật xây dựng chuồng trại".

Trở lại với HAGL, Công ty chỉ vừa phát đi tín hiệu hồi phục từ năm 2020 sau khi được THACO rót vốn hỗ trợ sau nhiều năm "lún sâu" vào mảng cao su, cọ dừa, nợ nần. Mặc dù vậy, chưa kể đến công cuộc tái cấu trúc (theo quyết tâm mãnh liệt sẽ hoàn tất vào năm 2021), Công ty vẫn cần nhiều thời gian hơn để có thể chính thức gặt hái lợi nhuận từ mảng cây ăn trái. Lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2019 của HAGL đang ở mức 2.324 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, Năm Tập đoàn dự còn lỗ trước thuế 356 tỷ.

Nói là vậy, việc bầu Đức tham gia thị trường thịt lợn chỉ là giả thuyết dựa trên những chuyển động từ việc ráo riết chuyển Chăn nuôi Gia Lai thành công ty con của HAGL, đến việc bổ sung ngành nghề mới là "chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn". Trong đó, mặc dù đang trong thời buổi thăng hoa, ngành thịt lợn vẫn có nhiều thách thức để gia nhập, chưa kể đến việc tồn tại và sinh lợi.

Tin mới

Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
9 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
9 giờ trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
8 giờ trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.
'Tôi nợ Toyota một lời xin lỗi'
7 giờ trước
Vì sao trưởng bộ phận nghiên cứu ngành xe và không gian tại Morgan Stanley, ông Adam Jonas, nói như vậy?
Đang đi nhậu với bạn bè, người đàn ông nhận tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng nhưng không kiểm tra điện thoại
7 giờ trước
Đây là giải thưởng Jackpot 2 có giá trị lớn nhất của Vietlott qua kênh SMS.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.