'Thoái vốn đang chậm kế hoạch nhưng không thể vội mà mất hiệu quả'

27/11/2018 17:52
Bán vốn tại Sabeco và Vinaconex là hai thương vụ tiêu biểu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm qua đều do SCIC thực hiện, đóng góp lượng lớn cho ngân sách Nhà nước.

Vừa qua, thương vụ bán 57,71% vốn Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG, Vinaconex) của SCIC đấu giá thành công, với giá trị trúng thầu gần 7.400 tỷ đồng, vượt kỳ vọng ban đầu gần 2.000 tỷ đồng. Con số này chỉ kém đợt thoái vốn tại Vinamilk (hơn 9.000 tỷ đồng), Sabeco (110.000 tỷ đồng) và vượt xa so với kết quả đấu giá cổ phần Vinaconex năm 2017.

Bên lề buổi đấu giá, ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC chia sẻ, để đạt được kết quả này, SCIC đã kết hợp với các bên tư vấn, rút kinh nghiệm từ đợt đấu giá trước và thay đổi phương thức đấu giá.

Thoái vốn đang chậm kế hoạch nhưng không thể vội mà mất hiệu quả - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Thành, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC

Theo ông Thành, một số ý kiến cho rằng nên bán từng lượng nhỏ để thị trường hấp thụ, tuy nhiên phương thức này không hiệu quả. Bán trọn lô với lượng lớn cổ phần (trên 51%) sẽ thu hút nhà đầu tư hơn khi họ có thể đảm bảo quyền chi phối doanh nghiệp và tham gia vào quá trình kiểm soát quản trị.

Ông Thành cũng cho rằng, không có công thức thành công trong thoái vốn tại các doanh nghiệp. Mỗi đơn vị cần lựa chọn cách thức phù hợp. Hơn 12 năm hoạt động, SCIC đã quản lý và bán vốn tại 900 doanh nghiệp, mỗi lần đều tùy thuộc vào thị trường, bán thăm dò để chọn phương án tốt nhất tối đa hóa giá trị cho Nhà nước.

Thoái vốn đang chậm kế hoạch nhưng không thể vội mà mất hiệu quả

Liên quan đến tiến trình thoái vốn Nhà nước thời gian qua, ông Thành cho biết, SCIC đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát kiểm tra lại. SCIC mong muốn các đơn vị đẩy nhanh bàn giao vốn về Tổng công ty. Với những kinh nghiệm từ đợt thoái vốn vừa qua, SCIC tự tin có thể thực hiện việc bán vốn với hiệu quả cao. Thực tế, kết quả mà SCIC mang lại trong những đợt thoái vốn đều cao hơn mức trung bình của thị trường, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách.

Báo cáo của Bộ Tài chính đề cập, bán vốn và cổ phần hóa có thể không đạt mục tiêu 2018. Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ít nhất 85 doanh nghiệp phải được cổ phần hóa, trong đó TP HCM phải thực hiện 39 đơn vị, Hà Nội 14 đơn vị. Tuy nhiên sau 9 tháng, cả hai thành phố này đều chưa triển khai được doanh nghiệp nào.

Với hoạt động thoái vốn, theo kế hoạch, năm 2017 sẽ thoái vốn Nhà nước tại 135 doanh nghiệp và năm 2018 là 181 đơn vị. Tuy nhiên, đến nay chỉ thực hiện được 31 đơn vị gồm 13 đơn vị trong năm trước và 18 đơn vị trong năm nay.

Thoái vốn đang chậm kế hoạch nhưng không thể vội mà mất hiệu quả - Ảnh 2.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Tài chính Doanh nghiệp

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tiến độ thoái vốn cổ phần hóa và bán vốn còn chậm do nhiều nguyên nhân trong đó có việc một số Bộ, ngành địa phương, tập đoàn… chưa thực sự nghiêm túc triển khai. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần vướng khâu về định giá tài sản và xác định quyền sở hữu đất nhất là những vị trí đắc địa. Vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất do UBND địa phương thực hiện chậm kéo dài thời gian.

Mặt khác, ông Tiến cũng cho rằng, dù việc thoái vốn đang chậm kế hoạch nhưng cũng không thể đẩy nhanh bằng mọi giá mà cần phải đạt được hiệu quả. Nguồn thu từ thoái vốn về mà không dùng sẽ lãng phí nguồn lực.

“Như trường hợp ta thoái vốn để làm sân bay Long Thành là tốt, nhưng nếu không làm Long Thành mà thoái vốn rồi để đấy thì không ổn, đấy là một trong những bài toán về việc sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước. Không phải cứ thoái là tốt”, ông Tiến cho biết.

Năm 2017 SCIC thoái vốn tại Sabeco là rất tốt, đóng góp được rất nhiều cho ngân sách nhưng ở thời điểm hiện tại cần cân nhắc để đạt được hiệu quả tốt nhất cho vốn Nhà nước. “Lộ trình thoái vốn phải đưa ra thì mới thực hiện được, nhưng một khi thực hiện thì phải hiệu quả”, ông Tiến chia sẻ. Một số đợt bán vốn gần đây trên thị trường đều được kiểm soát chặt và thu được kết quả cao hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
8 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
8 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
8 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
8 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
8 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.