"Thổi" công dụng thực phẩm chức năng

06/08/2018 08:45
Sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng ngày càng tinh vi khiến cơ quan chức năng rất khó xử lý.

Sử dụng hình ảnh uy tín của cơ sở y tế, nhân viên y tế hay lập các "trang web ma" để "nổ tung trời" về công dụng của thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) là những chiêu trò tinh vi khiến không ít người tiêu dùng "sập bẫy".

Mượn danh bác sĩ

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với số tiền gần 500 triệu đồng. Trong số này, Công ty CP Dược phẩm Quốc tế Á Châu (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bị phạt 100 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên trang web gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Không những thế, công ty còn sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của cơ sở y tế, nhân viên y tế, bệnh nhân để quảng cáo. Một doanh nghiệp (DN) khác là Công ty CP Đầu tư Bảo Tâm (quận Đống Đa, TP Hà Nội) cũng bị phạt 50 triệu đồng do sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị y tế, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Truekidz trên website.

Thổi công dụng thực phẩm chức năng - Ảnh 1.

Sản phẩm Chiến Mã Khang từng bị thu hồi vì quảng cáo như công dụng thuốc chữa bệnhẢnh: KHÁNH ANH

Trước đó, tháng 4-2018, Cục ATTP đã phạt Công ty TNHH Công nghệ phần mềm và Quảng cáo trực tuyến Megaads (TP Hà Nội) 225 triệu đồng vì quảng cáo nhiều loại TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh và bán cả trăm sản phẩm không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP.

Cuối tháng 6 vừa qua, Cục ATTP đã thu hồi 13 giấy chứng nhận vệ sinh ATTP và 4 giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm TPCN của Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội). Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, một trong những sai phạm phổ biến của các cơ sở kinh doanh TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là bán các sản chưa công bố, ghi nhãn sai, quảng cáo sản phẩm như thuốc chữa bệnh, dùng danh nghĩa của cơ quan y tế để quảng cáo...

Dù không phải là chiêu trò mới nhưng tình trạng quảng cáo thuốc lẫn TPCN với công dụng "thần thánh" đang được không ít DN tận dụng triệt để. Với các bệnh lý phổ biến như xương khớp, dạ dày, bệnh nam giới..., nhiều DN tung ra các bài viết khẳng định TPCN là "sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh xương khớp", "đánh bại bệnh xương khớp", "khắc tinh của xương khớp", "chữa dứt bệnh không tái phát", "hoàn tiền 100% nếu không bớt bệnh"... Thậm chí có DN lập lờ quảng cáo sản phẩm chung chung, không rõ là thuốc hay TPCN như "sản phẩm xương khớp Mujarhabat Kapsul". Sản phẩm dù được nhập khẩu nhưng trên vỏ hộp không có nhãn phụ tiếng Việt, không có ký hiệu đăng ký lưu hành được cơ quan quản lý cấp.

Cục ATTP cho biết năm 2017, trong số các vi phạm hành chính mà cơ quan này đã xử lý thì sai phạm về quảng cáo chiếm tới gần 50%. Từ đầu năm 2018 đến nay, đã có khoảng 30 cơ sở vi phạm về quảng cáo bị xử lý với số tiền phạt hơn 1,2 tỉ đồng.

Kiểm tra là ra "quảng cáo ma"

Theo cơ quan chức năng, rất nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, thuốc chữa bệnh nhập khẩu được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, website, trang thông tin điện tử... nhưng qua kiểm tra thì cơ sở cung cấp các sản phẩm đó đều "không biết ai đã thực hiện quảng cáo này". Ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục ATTP, cho biết có nhiều trường hợp khi phát hiện vi phạm thì DN không thừa nhận các trang quảng cáo đó của mình và các trang web lại đặt máy chủ ở nước ngoài nên rất khó xác định chủ thể vi phạm để xử lý. Trước hiện tượng này, cục đã công khai thông tin và cảnh báo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm được quảng cáo và bán trên các trang mạng "vô chủ".

Bên cạnh đó, chiêu trò mà các đối tượng bán TPCN qua mạng hay dùng để lừa đảo người mua là sử dụng người tư vấn giả làm bác sĩ, dược sĩ, sau đó nói quá, cố tình làm nghiêm trọng hóa bệnh tình để gợi ý mua sản phẩm. "Tôi đã từng gọi điện để nghe tư vấn về sản phẩm Vương Khớp An của Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược và được tư vấn viên khẳng định dùng sản phẩm là khỏi bệnh liên quan đến đốt sống. Khi tôi hỏi kiến thức về y tế, nhân viên lập tức lái câu chuyện đi và còn chia sẻ đã có rất nhiều người dùng sản phẩm, đã điều trị hiệu quả" - ông Phong nói.

Theo ông Phong, các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trước khi lưu hành phải được đăng ký công bố sản phẩm. Pháp luật cũng quy định không được sử dụng hình ảnh bác sĩ và cán bộ y tế, thư cảm ơn của người sử dụng sản phẩm… để quảng cáo. Do vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác trước những quảng cáo này. Hơn nữa, bản chất của TPCN chỉ là hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.


Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

102.247.259 VNĐ / lượng

3,262.30 USD / toz

0.77 %

+ 25.00

Bạc

SILVER

1.016.956 VNĐ / lượng

32.45 USD / toz

0.03 %

+ 0.01

Đồng

COPPER

269.982.400 VNĐ / tấn

471.08 UScents / lb

1.79 %

+ 8.27

Bạch kim

PLATINUM

30.464.499 VNĐ / lượng

972.00 USD / toz

0.51 %

+ 4.90

Nickel

NICKEL

399.506.528 VNĐ / tấn

15,368.00 USD / mt

0.90 %

+ 138.00

Chì

LEAD

51.105.536 VNĐ / tấn

1,965.90 USD / mt

0.45 %

+ 8.70

Nhôm

ALUMINUM

63.349.652 VNĐ / tấn

2,436.90 USD / mt

1.03 %

+ 24.80

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 1/5: Giá dầu ghi nhận tháng giảm mạnh nhất từ năm 2021, vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
1 ngày trước
Giá dầu có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2021, đồng cũng ghi nhận giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022, quặng sắt giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong khi vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
Thị trường ngày 30/4: Giá dầu giảm 2%, vàng giảm gần 1%, đồng tăng
2 ngày trước
Phiên 29/4 giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất hai tuần, vàng cũng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại dịu đi, đường, cà phê đồng loạt giảm trong khi đồng, quặng sắt Đại Liên tăng.
Honda chuẩn bị tung ra mẫu xe số 110cc hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại, công nghệ, thực dụng
2 ngày trước
Honda, thương hiệu xe máy hàng đầu thế giới có thể sẽ sớm tung ra một mẫu xe underbone hoàn toàn mới, được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển hằng ngày với sự thực dụng cao nhất.
Đánh giá TCL 65C6K: TV QD-Mini LED sáng giá trong phân khúc dưới 20 triệu
2 ngày trước
Thị trường TV 65 inch hiện nay đang cực kỳ sôi động với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu lớn, nhưng TCL 65C6K vẫn nhanh chóng chiếm được nhiều sự quan tâm nhờ mức giá cực kỳ cạnh tranh và những trang bị công nghệ vượt trội.