Thủ tướng đưa thông điệp mạnh mẽ về sử dụng tài nguyên nước Mekong

06/04/2018 07:24
Chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ ba theo lời mời của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Với chủ đề “Một Meko ng, một tinh thần chung”, Hội nghị lần này đã thảo luận, đề ra những định hướng lớn, các lĩnh vực hợp tác ưu tiên, mở rộng sự hợp tác trong và ngoài Ủy hội MRC nhằm sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mekong, góp phần thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 của Liên Hợp Quốc ở mỗi quốc gia thành viên và trong cả khu vực.

Trong trao đổi của các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế 2 ngày trước Hội nghị MRC đã chỉ ra yêu cầu cấp bách cần phải thực hiện việc tái cơ cấu 2 lĩnh vực lớn, đó là sản xuất lương thực, nông sản, thủy sản bền vững về môi trường (ít phát thải), tiết kiệm nước; điều chỉnh theo xu thế phát triển mạnh mẽ của các dạng năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời… đang trở nên rất cạnh tranh do công nghệ mới, vật liệu mới.

Phát biểu tại Hội nghị, cùng các nhà lãnh đạo khác, Thủ tướng đã nêu một số kết quả lớn đạt được kể từ Hội nghị Cấp cao Ủy hội MRC lần thứ hai tại TPHCM năm 2014, qua đó, đã thể hiện rõ nét, hiệu quả thực tế của Hiệp định Mekong 1995, thúc đẩy gắn kết, điều phối vùng và đẩy mạnh quan hệ với các đối tác, các cơ chế hợp tác có liên quan trong khu vực.

Thủ tướng cho rằng, hiện nay, lưu vực sông Mekong phải đối mặt với những thách thức lớn với hậu quả là nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy kiệt cả về số lượng và chất lượng, lượng phù sa và chất dinh dưỡng bị suy giảm, hệ sinh thái và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng. Các dấu hiệu tiêu cực đó thể hiện rõ rệt và trầm trọng hơn ở các quốc gia hạ lưu Mekong, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển và sụt lún đất… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân.

“Cần phải có những hành động thiết thực, kịp thời để Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cá của cả khu vực trong hàng trăm năm qua tiếp tục phát triển và là nguồn cung gạo lớn cho bảo đảm an ninh lương thực khu vực”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Ủy hội MRC tập trung cho sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên liên quan.

Thủ tướng đưa thông điệp mạnh mẽ về sử dụng tài nguyên nước Mekong - Ảnh 1.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề nghị, cần tăng cường thực hiện một cách đầy đủ, thực chất, hiệu quả Hiệp định Mekong 1995, cũng như Bộ các thủ tục, quy định của Ủy hội MRC; nâng cao hiệu quả vai trò giám sát và điều phối của Ủy hội MRC trong thực hiện cam kết của các quốc gia thành viên. Xây dựng Khung quy hoạch phát triển lưu vực hài hòa với quy hoạch tài nguyên nước của các quốc gia thành viên; đề xuất các dự án chung về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, nguồn nước Mekong. Tăng cường chia sẻ thông tin, số liệu trong lưu vực sông Mekong và Lan Thương, cũng như mạng giám sát tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực, các hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai; lập cơ sở dữ liệu, kiến thức chung, các nghiên cứu chung của Ủy hội MRC.


Tăng cường các hoạt động điều phối, hợp tác với các Đối tác đối thoại, Đối tác phát triển trong việc huy động nguồn lực, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ kỹ thuật hiện đại, phối hợp trong các sáng kiến tiểu vùng, trao đổi thông tin số liệu, hợp tác chia sẻ kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

“Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực”, Thủ tướng bày tỏ.

Kết thúc Hội nghị, Tuyên bố Siem Reap đã được thông qua. Sự tham gia chủ động và đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam tại Hội nghị được các nước, các đối tác ghi nhận, đánh giá cao.

Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp song phương Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, đã trao đổi ngắn với Bộ trưởng Trưởng Đoàn Trung Quốc, về nhiều biện pháp, định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể.

Thủ tướng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Campuchia gốc Việt ở Siem Reap, chúc mừng bà con nhân Tết cổ truyền của Campuchia. Thủ tướng đã chia sẻ với khó khăn của bà con, đề nghị Tổng hội người Campuchia gốc Việt và các tỉnh hội hỗ trợ, vận động để bà con yên tâm, ổn định cuộc sống. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở Campuchia và các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia luôn sát cánh bên cạnh bà con, hỗ trợ các tỉnh hội trong mọi mặt của đời sống, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh cho cộng đồng người Campuchia gốc Việt. Thủ tướng đã tặng một số phần quà cho các gia đình người Campuchia gốc Việt nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để động viên bà con.

Có thể nói, chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong lần thứ 3 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội trên tinh thần Hiệp định Mekong 1995, góp phần tăng cường vai trò của Ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên vì lợi ích chung.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
29 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
45 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
38 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
2 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
18 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
19 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
20 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.