Thủ tướng giao mục tiêu xuất khẩu 110 tỷ USD cho ngành dệt may Việt Nam

13/12/2019 20:58
Trong năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD và 60 tỷ USD trong năm 2025.

Chiều 13/12 tại Hà Nội, phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Hội nghị Tổng kết 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Hiệp hội đã làm tốt việc kết nối giữa các doanh nghiệp với Chính phủ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. 

Tại sự kiện này, Thủ tướng đã giao cho ngành dệt may phấn đấu xuất khẩu đạt 110 tỷ USD trong năm 2030, đặc biệt tập trung vào số lượng, chất lượng và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị đến năm 2030 có ít nhất 30 thương hiệu của ngành đóng góp trong thương hiệu dệt may thế giới.

Cũng phát biểu tại sự kiện, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2019 ảm đạm hơn nhiều so với năm 2018. Lần lượt Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống mức 3% so với thực hiện 3,7% năm 2018. Đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008 – 2009. Xung đột thương mại giữa Mỹ và một số nền kinh tế lớn tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng giao mục tiêu xuất khẩu 110 tỷ USD cho ngành dệt may Việt Nam - Ảnh 1.

So sánh cân đối XNK hàng dệt may của Việt Nam trong 5 năm (2015-2019). Nguồn VITAS

Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD, tăng 7,75% so với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,85 tỷ USD (tăng 7,38%); xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD (tăng 21,6%); xuất khẩu sợi ước đạt 4,09 tỷ USD (tăng 1,61%); xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD (tăng 13,21%); xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,32 tỷ USD (tăng 8,22%).

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD (tăng 2,21%) so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu vải đạt 13,5 tỷ USD (tăng 5,68%); nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD (tăng 4,5%); nhập khẩu bông đạt 2,6 tỷ USD (giảm 13,65%), nhập khẩu sợi đạt 2,42 tỷ USD (tăng 0,04%).

Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Đó là mặt hàng áo thun (6,71 tỷ USD), áo jacket (6,54 tỷ USD), quần (5,62 tỷ USD), quần áo trẻ em (2,19 tỷ USD), áo sơ mi (1,71 tỷ USD)...

Theo ông Cẩm, năm 2019 là năm các doanh nghiệp sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc. 

Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 15,2 tỷ USD (tăng 8,9%) và chiếm tỷ trọng 38,97%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường EU năm 2019 dự báo đạt 4,4 tỷ USD (tăng 2,23%) chiếm tỷ trọng 11.28%. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo đạt 4,2 tỷ USD (tăng 479%) chiếm tỷ trọng 10,77%.

Bước sang năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phúc tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế tiếp tục xu hướng giảm; bảo hộ thương mại gia tăng; xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn chưa có điểm dừng...

Theo dự báo các thị trường may mặc trên thế giới từ nay đến năm 2020 hầu hết đều có mức tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng. Quy mô tại một số thị trường lớn nhất phải kể đến Trung Quốc (dự báo 2020 là 325 tỷ USD), Mỹ (284 tỷ USD), Ấn Độ (77 tỷ USD)...

Tốc độ tăng trưởng đến năm 2022 dự báo đứng đầu là Ấn Độ tăng 8,7%; Ukraina tăng 7,8%; Argentina tăng 6,3%... Việt Nam được dự báo tăng 5%. Một số nước không tăng hoặc giảm như Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc. Đức, Ý và Pháp.

Trong năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD và 60 tỷ USD trong năm 2025. 

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
14 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
14 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
14 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
15 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
16 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.823.169 VNĐ / tấn

17.14 UScents / lb

0.64 %

- 0.11

Cacao

COCOA

227.698.964 VNĐ / tấn

8,759.00 USD / mt

1.44 %

- 128.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.720.829 VNĐ / tấn

393.85 UScents / lb

3.19 %

- 12.98

Gạo

RICE

15.207 VNĐ / tấn

12.86 USD / CWT

0.68 %

- 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.948.296 VNĐ / tấn

1,041.50 UScents / bu

0.65 %

+ 6.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.443.398 VNĐ / tấn

294.65 USD / ust

1.12 %

- 3.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
20 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.