Thúc đẩy phát triển thương mại và logistics

01/05/2018 21:34
Doanh nghiệp logistics Việt Nam nên nghĩ tới việc liên kết liên doanh, phối hợp với chủ hàng để tạo quy mô lớn hơn...

Thành công trước đây của Việt Nam chủ yếu dựa vào giảm chi phí thương mại thông qua việc cắt giảm thuế quan, tuy nhiên đến nay quá trình này đã đạt giới hạn. Để tiếp tục duy trì thành công, Việt Nam cần tập trung vào giảm chi phí thuế quan, gồm chi phí tuân thủ hành chính trước và tại cửa khẩu và chi phí logistics, theo quan điểm của ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB).

Thưa ông, vấn đề chi phí thương mại tại Việt Nam vẫn được đánh giá còn rất cao so với nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả so với các nước trong khu vực. Cụ thể theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thì thế nào?

Nghiên cứu của WB cho thấy, chi phí thương mại của Việt Nam hiện nay cao hơn mức trung bình của Asean-4. Trong đó, thời gian tuân thủ thủ tục hành chính nhập khẩu của Việt Nam là 76 giờ, cao hơn đáng kể so với Trung Quốc (54 giờ) và Asean-4 (28 giờ). 

Thời gian tuân thủ thủ tục cửa khẩu cho nhập khẩu của Việt Nam là 56 giờ, tức bằng mức trung bình Asean-4 và thấp hơn Trung Quốc (72 giờ). Thời gian tuân thủ kể cả thủ tục hành chính và thủ tục tại cửa khẩu cho xuất khẩu của Việt Nam đều cao hơn Trung Quốc và Asean-4. 

Đặc biệt, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9% so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. Đây là các mức khá cao so với các nước trên thế giới.

Lâu nay chi phí logistics của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh rất kém, vậy theo ông cần làm gì để cải thiện điểm yếu, phát huy lợi thế?

Điểm mạnh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là gần với chủ hàng nhất nên có nhiều lợi thế. Cái mà họ không có lợi thế đó là ngành logistics đòi hỏi quy mô vốn, quy mô kiến thức cao. Thiếu kiến thức là điểm yếu nhất của logistics Việt Nam.

Vì thế, theo tôi, việc đầu tiên các doanh nghiệp logistics Việt Nam nên nghĩ tới việc liên kết liên doanh, phối hợp với chủ hàng để tạo quy mô lớn hơn.

Hiện cơ hội rất lớn với ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam nhất là khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt khi Việt Nam đang nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam nên có kế hoạch, chiến lược đào tạo nhân lực logistics vì đây không phải là ngành chân tay mà nó đòi hỏi trí tuệ.

Về chính sách, tôi cho rằng một hành động cần được ưu tiên để giải quyết các thách thức đối với ngành logistics là xây dựng Hệ thống thống kê logistics nhằm thu thập, xử lý và báo cáo chính thức về một cơ sở dữ liệu logistics đáng tin cậy. Bởi đây là vấn đề yếu nhất của logistics ở Việt Nam hiện nay. 

Hệ thống quản trị dữ liệu quốc gia về logistics phải minh bạch, công khai, không chỉ cung cấp cho việc hoạch định chính sách mà còn giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng như người sử dụng dịch vụ này có cơ sở phát triển các chiến lược kinh doanh của mình. 

Để xây dựng thành công hệ thống này, cần học tập kinh nghiệm quốc tế và nỗ lực hợp tác giữa Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và các doanh nghiệp logistics.

Trong các loại dịch vụ vận tải kết nối của Việt Nam, đường thủy, đường sắt là lợi thế của Việt Nam. Vậy giải pháp đặt ra thế nào biến tiềm năng thành lợi thế thực sự, thưa ông?

Tôi cho rằng kết nối đa phương thức vận tải là rất quan trọng nhưng nó không phải là cộng số học các loại vận tải này mà nó phải được kết hợp với nhau một cách thông minh theo cách thức giảm vận tải rỗng, đồng thời nâng cao được hiệu quả vận chuyển cũng như giảm được chi phí logistics. 

Điều quan trọng hơn nữa, đó là sự phối hợp vận tải đa phương thức phải được kết hợp với cách thức nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng của Việt Nam giúp doanh nghiệp Việt Nam kết nối được với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và kết nối được với chuỗi cung ứng toàn cầu. Để làm được điều này không chỉ với doanh nghiệp mà còn đòi hỏi nỗ lực chỉ đạo từ phía Chính phủ.

Ông đã nói rằng cần phải tập trung vào một đầu mối và mang tính chất quốc gia, tuy nhiên hiện nay trong logistics có sự tham gia của rất nhiều bộ ngành. Vậy cụ thể ở đây là gì?

Chúng ta thấy rằng Ủy ban một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã được hình thành, đây là cơ sở rất tốt cho quản trị và thúc đẩy cải cách trong tạo thuận lợi thương mại và logistics. Tuy nhiên trong tương lai tôi cho rằng, cần mở rộng chức năng để bao trùm cả lĩnh vực phát triển logistics. 

Lập văn phòng thường trực có năng lực để điều phối các hoạt động của Ủy ban. Đồng thời, thiết lập cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan về thực hiện kế hoạch giảm chi phí thương mại đã định. Và cho phép có đại diện của khu vực tư nhân tham gia trong vai trò thành viên. 

Cũng như cần có cơ chế điều phối liên ngành giữa các cơ quan của các bộ ngành nhằm giải quyết vấn đề giảm chi phí cũng như tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu quốc gia.

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
3 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
2 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
43 phút trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
36 phút trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
36 phút trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Innova thêm bản mới: Thiết kế thể thao hơn, thêm trang bị, vẫn máy hybrid, có ADAS, sản xuất giới hạn
52 phút trước
Phiên bản Đặc biệt của Toyota Innova sở hữu diện mạo ngoại thất và nội thất hai tông màu mới.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
22 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.
'Cú đấm’ ở phân khúc xe dịch vụ và cách VinFast xây chắc vị thế số 1 thị trường
1 ngày trước
Thu về 45.000 đơn đặt hàng cho 4 mẫu xe điện dành riêng cho nhóm khách hàng dịch vụ, VinFast đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cũng như định hình lại cuộc chơi trong ngành vận tải đô thị.
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.