Thương vụ niêm yết cửa sau 3.000 tỷ đồng của bầu Thụy: Thaiholdings sẽ nắm giữ gì khi thâu tóm Thaigroup?

16/08/2020 12:49
Nắm giữ nhiều tài sản có giá trị lớn nhưng đến cuối năm 2019, Thaigroup có lỗ lũy kế 350 tỷ đồng do đó không thể trực tiếp lên niêm yết trong năm 2020.

Ngày 19/6/2020, CTCP Thaiholdings – một doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) chào sàn chứng khoán với giá tham chiếu 15.000 đồng/cp. Sau chưa đầy 2 tháng niêm yết, cổ phiếu THD của Thaiholdings đã gây ít nhiều chú ý khi tăng vọt lên trên 70.000 đồng/cp.

Cùng với đó là phương án tăng vốn khủng từ 539 tỷ lên 3.500 tỷ đồng thông qua chào bán 296 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tiến hành mua cổ phần chi phối của CTCP Tập đoàn Thaigroup – doanh nghiệp chủ chốt trong cơ nghiệp của bầu Thụy.

Theo phương án tăng vốn mới nhất vừa được ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/8 thông qua, Thaiholdings dự kiến chi 2.954 tỷ đồng mua lại tối đa 204 triệu cổ phiếu Thaigroup với mức giá 15.000 đồng/cp để nắm giữ 81,6% cổ phần của doanh nghiệp này. Trước đó cũng với số tiền tương đương, Thaiholdings từng dự tính mua 66% rồi 59% cổ phần của Thaigroup.

Thaigroup từng là công ty mẹ sở hữu 74% vốn Thaiholdings nhưng tính đến cuối năm 2019, đã thoái toàn bộ vốn và giờ đây vai trò mẹ - con lại đảo ngược. Đây có thể coi như một thương vụ "niêm yết cửa sau" của Thaigroup thông qua Thaiholdings khi mà tình hình tài chính năm 2019 của Thaigroup chưa đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết.

Bản cáo bạch niêm yết của Thaiholdings cũng đề cập đến việc doanh nghiệp này sẽ mua 40% cổ phần của Bảo hiểm Xuân Thành – doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ 680 tỷ đồng.

Thương vụ niêm yết cửa sau 3.000 tỷ đồng của bầu Thụy: Thaiholdings sẽ nắm giữ gì khi thâu tóm Thaigroup? - Ảnh 1.

Thaigroup dự kiến lãi lớn từ chuyển nhượng nhiều khoản đầu tư

Hiện Thaigroup có quy mô vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng do 11 cổ đông cá nhân góp vốn. Mức giá 15.000 đồng/cp tương ứng định giá doanh nghiệp này ở mức 3.750 tỷ đồng.

Bầu Thụy hiện là cổ đông lớn nhất nắm giữ 83 triệu cổ phần, chiếm 33,2% vốn điều lệ Thaigroup. Vị doanh nhân này hiện cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu 20% cổ phần của Thaiholdings.

Hoạt động kinh doanh chính của Thaigroup là kinh doanh than nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng tại Hà Nam. Việc kinh doanh than mang lại cho Thaigroup khoản doanh thu năm 2020 ước đạt 900 tỷ đồng lợi nhuận gộp ước đạt 120 tỷ đồng

Các tài sản chiến lược mà Thaigroup đang nắm giữ gồm có 52,43% cổ phần của CTCP Du lịch Kim Liên cùng với 80,45% cổ phần của CTCP Tôn Đản Hà Nội – chủ sở hữu tòa nhà Thaiholdings Tower tại trung tâm Hà Nội và 98% cổ phần của CTCP Enclave Phú Quốc (đơn vị triển khai dự án Khu đô thị và phức hợp 352 ha tại Bãi Thơm, Phú Quốc).

Năm 2015, bầu Thụy đã gây bất ngờ khi trả mức giá 1.000 tỷ đồng để vượt qua một loạt doanh nghiệp lớn khác mua lại thành công 52% cổ phần của Du lịch Kim Liên – đơn vị đơn vị triển khai dự án quy mô 3,5 ha tại số 5-7 Đào Duy Anh, Hà Nội. Hiện Thaiholdings cũng trực tiếp sở hữu 17,2% cổ phần của Kim Liên và 19,52% cổ phần của Tôn Đản Hà Nội.

Thương vụ niêm yết cửa sau 3.000 tỷ đồng của bầu Thụy: Thaiholdings sẽ nắm giữ gì khi thâu tóm Thaigroup? - Ảnh 2.

Bên cạnh những tài sản trên, Thaigroup còn nắm giữ một tài sản lớn khác dự kiến sẽ chuyển nhượng trong năm nay như Nhà máy xi măng Quảng Nam, ; 2,7 ha đất đô thị tại KĐT Xuân Thành (Ninh Bình) trị giá hơn 1.000 tỷ đồng; 18,7 ha đất tại Cảng Ninh Phúc.

Theo thông tin trong bản cáo bạch, tổng giá trị chuyển nhượng nhà máy xi măng Quảng Nam vào khoảng 2.550 tỷ đồng và thu về khoản lãi gộp khoảng 850 tỷ đồng cùng với lãi gộp dự kiến từ chuyển nhượng Cảng Ninh Phúc vào khoảng 120 tỷ đồng.

Tổng hợp kế hoạch kinh doanh của Thaigroup trong năm 2020, dự kiến doanh thu thuần đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, doanh thu từ việc chuyển nhượng tài sản khoảng 2.800 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp các hoạt động này đạt khoảng 1.200 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của Thaigroup ước đạt 800 tỷ đồng. Sau khi trừ đi phần lỗ lũy kế khoảng 350 tỷ đồng hiện tại, lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm 2020 dự kiến của Thaigroup đạt khoảng 450 tỷ đồng.

Tin mới

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua
6 giờ trước
Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.
Không gánh nổi nguyên liệu ngày càng đắt đỏ, nhà hàng rục rịch tăng giá cà phê
6 giờ trước
Giá cà phê nguyên liệu liên tục tăng cao, phá vỡ các kỷ lục lịch sử đã khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội phải điều chỉnh giá bán lẻ để cầm cự.
Năm 2024 rồi mà iPhone vẫn có quá nhiều nút bấm, nhìn rối cả mắt: Vì sao không chuyển hết thành cảm ứng?
5 giờ trước
Việc loại bỏ nút bấm trên iPhone tưởng chừng như sẽ mang lại một thiết kế liền mạch, đậm chất thẩm mỹ. Thế nhưng, những rắc rối liên quan sau đó mới là điều đáng nói.
Người Hà Nội đi siêu thị tăng đến 20%
4 giờ trước
Tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn đang được các nhà bán lẻ triển khai, nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu. Không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10-20% dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Giá gas bán lẻ trong nước giảm tháng thứ hai liên tiếp
4 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng Năm tiếp tục giảm kể từ ngày mai 1/5. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.