Tiếp tục đặt cược lớn vào thị trường "ăn nhậu", Golden Gate kỳ vọng thu về gần 5.000 tỷ đồng từ các chuỗi bia tươi, lẩu nướng

08/05/2019 14:00
Dù gặp khó khăn trong năm 2018, Golden Gate vẫn đặt kế hoạch đầy tham vọng cho năm 2019.

Liên tục mở rộng mạnh mẽ trong hơn 5 năm qua nhằm tận dụng nhu cầu "ăn nhậu" các món lẩu, nướng, bia tươi bùng nổ mạnh mẽ tại các thành phố lớn, CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) đã trở thành chuỗi nhà hàng ẩm thực lớn nhất nước với hệ thống hơn 300 cửa hàng gồm hàng chục thương hiệu khác nhau như Ashima, Kichi Kichi, Gogi, Sumo BBQ, Hutong hay Vuvuzela…

Nhờ đầu tư sớm cùng độ phủ lớn, Golden Gate đã thu được kết quả kinh doanh rất ấn tượng: trong giai đoạn 2012-2017, doanh thu của công ty đã tăng gấp 10 lần từ hơn 300 tỷ lên 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 5 lần lên 255 tỷ đồng.

Năm 2018, Golden Gate tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với cả doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng trưởng gần 30%, lên 4.400 tỷ đồng doanh thu và 326 tỷ đồng lợi nhuận.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài tăng trưởng tương đối thuận lợi và đạt được quy mô quá lớn thì Golden Gate cũng đã bước vào giai đoạn khó khăn để tìm động lực tăng trưởng mới. Theo báo cáo thường niên vừa được Golden Gate công bố, doanh thu năm 2018 của công ty chỉ đạt xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch và lợi nhuận đạt 269 tỷ đồng - tương đương 83% kế hoạch.

So với năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của Golden Gate chỉ tăng tương ứng là 17% và 5% - mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2013 - thời điểm đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ về quy mô của công ty khi doanh thu liên tục tăng trưởng trên 30-50%/năm.

Tiếp tục đặt cược lớn vào thị trường ăn nhậu, Golden Gate kỳ vọng thu về gần 5.000 tỷ đồng từ các chuỗi bia tươi, lẩu nướng - Ảnh 1.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù các thương hiệu và cửa hàng hiện hữu vẫn đạt hiệu quả nhưng Golden Gate đã gặp phải một số khó khăn trong việc phát triển các địa điểm mới cũng như thương hiệu mới dẫn tới tăng trưởng không được như kỳ vọng. Năm 2018, công ty chỉ ra mắt thương hiệu con Hutong Seafood của chuỗi lẩu Hutong.

Bất chấp việc chững lại trong năm 2018, Golden Gate vẫn đặt kế hoạch đầy tham vọng cho năm 2019 với doanh thu tăng trưởng 22% lên trên 4.800 tỷ đồng và lợi nhuận tăng trưởng 23%. Để đạt được kế hoạch này thì bình quân mỗi ngày hệ thống nhà hàng của công ty phải đạt hơn 13 tỷ đồng doanh thu.

Với việc tăng trưởng khó khăn hơn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Golden Gate cũng giảm rõ rệt qua từng năm. Nếu giai đoạn 2012-2013, cứ 100 đồng thu về rồi công ty lãi ròng khoảng 15 đồng thì đến nay chỉ còn chưa đến 7 đồng.

Tiếp tục đặt cược lớn vào thị trường ăn nhậu, Golden Gate kỳ vọng thu về gần 5.000 tỷ đồng từ các chuỗi bia tươi, lẩu nướng - Ảnh 2.

Trong mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng của Golden Gate, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như đồ ăn, thức uống chỉ chiếm khoảng 1/3 doanh thu. Khoản chi phí lớn nhất là chi phí bán hàng với các khoản mục chính như chi phí cho nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, marketing… Theo số liệu cho công ty công bố, chi phí thuê mặt bằng – tức "tiền chỗ ngồi" chiếm khoảng 10% doanh thu.

Dù có thể đang gặp phải thách thức nhưng dù sao Golden Gate vẫn là doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận tốt nhất trong ngành khi mà rất nhiều chuỗi nhà hàng tên tuổi khác đều có doanh thu bé hơn rất nhiều, thậm chí thua lỗ lớn nhiều năm như một số chuỗi fast food.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.