Top 8 nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới: Việt Nam xếp trên Mỹ!

18/03/2025 09:23
Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm hàng đầu và cũng nắm giữ trữ lượng đất hiếm lớn nhất. Những quốc gia nào khác lọt vào danh sách này?

Triển vọng về đất hiếm được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản về cung và cầu mạnh mẽ khi thế giới hướng tới kỷ nguyên kinh tế mới, tập trung vào năng lượng sạch và những tiến bộ công nghệ.

Nhưng với nỗi lo về chuỗi cung ứng ngày càng tăng, chúng ta nên xem xét những quốc gia nào có trữ lượng đất hiếm cao nhất. Nhiều nhà sản xuất đất hiếm lớn trên thế giới có trữ lượng lớn, nhưng một số quốc gia có trữ lượng cao lại có sản lượng thấp.

Ví dụ điển hình — các mỏ ở Brazil chỉ sản xuất được 20 tấn nguyên tố đất hiếm vào năm 2024, nhưng trữ lượng đất hiếm của Brazil lại cao thứ hai thế giới. Các quốc gia như thế này có thể trở thành những thế lực lớn hơn trong lĩnh vực này trong tương lai.

Top 8 quốc gia có trữ lượng đất hiếm nhiều nhất thế giới

Sau đây là tổng quan về trữ lượng đất hiếm theo quốc gia, tập trung vào 8 quốc gia có trữ lượng trên 1 triệu tấn. Dữ liệu - công bố đầu tháng 2/2025 - được Investing News Network lấy từ báo cáo mới nhất của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) về các nguyên tố đất hiếm. Trữ lượng được đo bằng tấn oxit đất hiếm (REO) tương đương.

1. Trung Quốc

Trữ lượng đất hiếm: 44 triệu tấn

Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới với 44 triệu tấn. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới vào năm 2024 với sản lượng 270.000 tấn.

Mặc dù đã giữ vị trí hàng đầu, Trung Quốc vẫn tập trung vào việc đảm bảo rằng trữ lượng đất hiếm của mình ở mức cao. Quay trở lại năm 2012, quốc gia châu Á này tuyên bố rằng trữ lượng các vật liệu này đang giảm; sau đó vào năm 2016, họ tuyên bố sẽ tăng trữ lượng trong nước bằng cách thiết lập cả kho dự trữ thương mại và quốc gia.

Top 8 nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới: Việt Nam xếp trên Mỹ! - Ảnh 1

Nguyên tố đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố, nhiều trong số đó rất quan trọng để sử dụng trong công nghệ như chất xúc tác, nam châm, hợp kim đặc biệt, thủy tinh và thiết bị điện tử hiệu suất cao. Ảnh: Wang chun lyg/Imaginechina

Nước này cũng đã kiểm soát chặt chẽ việc khai thác đất hiếm bất hợp pháp trong nhiều năm, đóng cửa các mỏ đất hiếm bất hợp pháp hoặc không tuân thủ về mặt môi trường và hạn chế sản xuất cũng như xuất khẩu. Những hạn chế sản xuất này đã được nới lỏng và trong vài năm qua, nước này đã tăng hạn ngạch khai thác nhiều lần.

Sự thống trị của Trung Quốc trong cả sản xuất và dự trữ nguyên tố đất hiếm đã gây ra nhiều vấn đề trong quá khứ. Giá đất hiếm tăng vọt khi nước này cắt giảm xuất khẩu vào năm 2010 , dẫn đến tình trạng chạy đua tìm nguồn cung ở nơi khác.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu nhiều đất hiếm nặng hơn từ Myanmar, nơi mà Cục Khảo sát Địa chất Mỹ không có dữ liệu về trữ lượng đất hiếm. Trong khi Trung Quốc có các quy định về môi trường chặt chẽ hơn, thì Myanmar lại không như vậy, và những ngọn núi dọc biên giới với Trung Quốc đã bị tàn phá nặng nề do khai thác đất hiếm.

2. Brazil

Trữ lượng đất hiếm: 21 triệu tấn

Brazil nắm giữ trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới với 21 triệu tấn. Mặc dù quốc gia này không phải là nhà sản xuất đất hiếm lớn vào năm 2024, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. 

Công ty đất hiếm Serra Verde đã bắt đầu sản xuất thương mại Giai đoạn 1 từ mỏ đất hiếm Pela Ema ở bang Goiás vào đầu năm 2024. Đến năm 2026, công ty khai thác này dự kiến sẽ sản xuất 5.000 tấn oxit đất hiếm hàng năm.

Pela Ema, một trong những mỏ đất sét ion - một loại khoáng sản nguyên tố đất hiếm - lớn nhất thế giới, sẽ sản xuất bốn nguyên tố nam châm đất hiếm (là nam châm vĩnh cửu mạnh được làm từ hợp kim của các nguyên tố đất hiếm) quan trọng, bao gồm: Neodymium, praseodymium, terbium và dysprosium. 

Theo công ty, đây là hoạt động khai thác đất hiếm duy nhất bên ngoài Trung Quốc sản xuất được cả bốn loại đất hiếm nam châm đó.

3. Ấn Độ

Trữ lượng đất hiếm: 6,9 triệu tấn

Trữ lượng đất hiếm của Ấn Độ ở mức 6,9 triệu tấn và đã sản xuất được 2.900 tấn đất hiếm vào năm 2024, ngang bằng với vài năm trước. 

Ấn Độ sở hữu gần 35% trữ lượng khoáng sản bãi biển và cát của thế giới, đây là nguồn cung cấp đất hiếm đáng kể. Bộ Năng lượng Nguyên tử của nước này đã đưa ra một tuyên bố vào tháng 12/2022 nhằm phân tích năng lực sản xuất và tinh chế đất hiếm của quốc gia.

Vào cuối năm 2023, chính phủ Ấn Độ đưa ra các chính sách và luật pháp để thiết lập và hỗ trợ các dự án nghiên cứu và phát triển đất hiếm nhằm tận dụng nguồn dự trữ của mình. 

Vào tháng 10 năm 2024, Trafalgar, một công ty kỹ thuật và mua sắm của Ấn Độ, đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy kim loại đất hiếm, hợp kim và nam châm đầu tiên của đất nước.

4. Australia

Trữ lượng đất hiếm: 5,7 triệu tấn*

Australia nắm giữ trữ lượng đất hiếm lớn thứ tư trên thế giới với 5,7 triệu tấn. Nước này cũng là nước khai thác đất hiếm lớn thứ tư với 13.000 tấn sản lượng. Đất hiếm chỉ mới được khai thác ở Australia kể từ năm 2007, nhưng dự kiến sẽ tăng sản lượng khai thác trong tương lai.

Lynas Rare Earths vận hành mỏ và nhà máy cô đặc Mount Weld tại quốc gia này cũng như một cơ sở tinh chế và chế biến đất hiếm tại Malaysia. Công ty được coi là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới không phải của Trung Quốc. 

Top 8 nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới: Việt Nam xếp trên Mỹ! - Ảnh 2

Ảnh minh họa: Oilprice

Việc mở rộng nhà máy Australia Weld dự kiến hoàn thành vào năm 2025, theo Cơ sở dữ liệu khai thác trực tuyến (MDO). MDO cũng báo cáo rằng cơ sở chế biến đất hiếm mới của công ty tại Kalgoorlie (phía Tây Australia) đã bắt đầu sản xuất vào giữa năm 2024, sản xuất hỗn hợp đất hiếm carbonate cho nhà máy của Lynas tại Malaysia.

Mỏ đất hiếm Yangibana của công ty Hastings Technology Metals đã sẵn sàng để đưa vào khai thác và công ty gần đây đã ký một thỏa thuận mua bán với công ty Baotou Sky Rock (Trung Quốc) để sản xuất tinh quặng tại mỏ. Hastings kỳ vọng hoạt động này sẽ sản xuất tới 37.000 tấn tinh quặng đất hiếm hàng năm và giao lô tinh quặng đầu tiên vào quý 4 năm 2026.

5. Nga

Trữ lượng đất hiếm: 3,8 triệu tấn

Năm 2024, trữ lượng đất hiếm của Nga đạt tổng cộng 3,8 triệu tấn. Trữ lượng của quốc gia này đã giảm đáng kể so với mức 10 triệu tấn của năm 2023 dựa trên dữ liệu từ các báo cáo của công ty và chính phủ. Nga đã sản xuất 2.500 tấn đất hiếm vào năm 2024, ngang bằng với năm 2023.

Chính phủ Nga đã chia sẻ kế hoạch vào năm 2020 sẽ đầu tư 1,5 tỷ đô la Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường đất hiếm. 

6. Việt Nam

Trữ lượng đất hiếm: 3,5 triệu tấn

Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam ở mức 3,5 triệu tấn. Theo báo cáo, Việt Nam có một số mỏ có nồng độ đất hiếm ở phía tây bắc và dọc theo bờ biển phía Đông của Việt Nam.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), thuộc Bộ Nội vụ Mỹ, đã tính toán lại trữ lượng đất hiếm của Việt Nam trong báo cáo "Tóm tắt Mặt hàng Khoáng sản năm 2025" vào tháng 3/2025. Hiện, trữ lượng đất hiếm tại Việt Nam là 3,5 triệu tấn.

Con số này bằng một phần sáu trong số 22 triệu tấn được nêu trong báo cáo năm 2024. USGS lưu ý rằng trữ lượng của Nga, Nam Phi, Mỹ và Việt Nam đã được điều chỉnh dựa trên báo cáo của công ty và chính phủ.

USGS giải thích, dữ liệu trữ lượng đất hiếm luôn biến động. Chúng có thể giảm khi quặng được khai thác và/hoặc tính khả thi của việc khai thác giảm đi. Chúng có thể tiếp tục tăng khi các mỏ bổ sung (đã biết hoặc mới phát hiện) được phát triển, hoặc các mỏ hiện đang khai thác được thăm dò kỹ lưỡng hơn và/hoặc công nghệ mới hoặc các biến số kinh tế cải thiện tính khả thi về mặt kinh tế của chúng. Với số liệu mới nhất, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Sản xuất đất hiếm của Việt Nam năm 2024 chỉ đạt 300 tấn. Năm 2023, Việt Nam đã tuyên bố mục tiêu sản xuất 2,02 triệu tấn đất hiếm vào năm 2030. 

7. Mỹ

Trữ lượng đất hiếm: 1,9 triệu tấn

Trong khi quốc gia này giữ vị trí thứ hai về sảnxuất đất hiếm vào năm 2024 với 45.000 tấn, thì Mỹ chỉ đứng thứ 7 về trữ lượng đất hiếm toàn cầu với 1,9 triệu tấn.

Hoạt động khai thác đất hiếm tại Mỹ hiện chỉ diễn ra tại mỏ Mountain Pass ở California, do MP Materials sở hữu. MDO báo cáo rằng MP Materials "đang thiết lập các năng lực hạ nguồn (Giai đoạn III) tại Cơ sở Fort Worth để chuyển đổi một phần oxit đất hiếm - được sản xuất tại Mountain Pass - thành nam châm đất hiếm và các sản phẩm tiền thân của nó".

Trong vài năm qua, chính phủ Mỹ đã có một số động thái nhằm củng cố ngành công nghiệp đất hiếm của quốc gia. Vào tháng 4/2024, dưới thời Chính quyền Biden, Bộ Năng lượng Mỹ đã dành 17,5 triệu đô la Mỹ cho 4n công nghệ chế biến đất hiếm và khoáng sản.

8. Đảo Greenland

Trữ lượng đất hiếm: 1,5 triệu tấn

Tổng trữ lượng đất hiếm của Greenland là 1,5 triệu tấn, nhưng quốc đảo này hiện không sản xuất kim loại đất hiếm. Tuy nhiên, Greenland có hai dự án đất hiếm quan trọng với trữ lượng lớn, dự án Tanbreez và dự án Kvanefjeld.

Vào tháng 7 năm 2024, công ty Critical Metals đã hoàn thành Giai đoạn 1 trong việc mua lại cổ phần kiểm soát trong dự án Tanbreez từ công ty tư nhân Tanbreez Mining.

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Greenland (một khu vực tự trị ở Vương quốc Đan Mạch) và trữ lượng đất hiếm của nơi này nằm trong tầm ngắm của ông. Tuy nhiên, Thủ tướng Greenland và Quốc vương Đan Mạch đã tuyên bố rõ ràng rằng Greenland không phải để bán.

Kim loại đất hiếm gồm 17 nguyên tố tự nhiên, bao gồm 15 nguyên tố trong chuỗi lanthanide, cộng với yttrium và scandium. Ngoại trừ scandium, tất cả các loại đất hiếm đều có thể được chia thành các loại "nặng" và "nhẹ" dựa trên trọng lượng nguyên tử của chúng.

Đất hiếm nặng thường được săn đón nhiều hơn, nhưng tất nhiên các nguyên tố đất hiếm nhẹ cũng rất quan trọng.

Trang Ly

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
35 phút trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
33 phút trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
48 phút trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
3 phút trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
2 phút trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

105.271.976 VNĐ / lượng

3,335.20 USD / toz

0.27 %

+ 9.00

Bạc

SILVER

1.165.561 VNĐ / lượng

36.93 USD / toz

0.21 %

+ 0.08

Đồng

COPPER

292.192.415 VNĐ / tấn

506.25 UScents / lb

1.54 %

- 7.90

Bạch kim

PLATINUM

44.413.588 VNĐ / lượng

1,407.10 USD / toz

1.81 %

+ 25.00

Nickel

NICKEL

399.506.800 VNĐ / tấn

15,260.00 USD / mt

0.62 %

- 95.00

Chì

LEAD

54.053.846 VNĐ / tấn

2,064.70 USD / mt

0.15 %

- 3.20

Nhôm

ALUMINUM

67.955.426 VNĐ / tấn

2,595.70 USD / mt

0.48 %

- 12.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Hàng hóa đồng loạt giảm giá
21 giờ trước
Lần đầu tiên, nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng, xăng dầu... được giảm 2% thuế GTGT, về mức 8%
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
23 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Một quốc gia châu Á đang ráo riết phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc: Sỡ hữu hơn 12 triệu tấn ‘vàng nâu’ chứa kim loại đất hiếm, ông lớn nội địa tuyên bố: “Tiền không phải vấn đề”
1 ngày trước
Trong vòng 5 năm tới, thị trường đất hiếm toàn cầu sẽ có sự thay đổi lớn.
SUV Toyota bán chạy nhất thế giới: Ngang cỡ CR-V mà giá gấp đôi, đắt có 'xắt ra miếng'?
2 ngày trước
Mẫu xe bán chạy nhất thế giới có gì nổi bật để có thuyết phục khách hàng Việt xuống tiền?