Trả lại trạm BOT T2 Cần Thơ?

05/07/2019 09:00
Theo một số chuyên gia về hạ tầng giao thông, việc hoàn trả lại dự án đã làm sai lệch đi ý nghĩa của dự án hợp tác công tư (PPP) và có thể vi phạm hợp đồng...

Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang vừa có đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có phương án hỗ trợ công tác thu phí tại trạm T2 hoàn vốn dự án BOT Quốc lộ 91, có phương án nhận lại dự án và hoàn trả chi phí đầu tư dự án cho nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, cho biết vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị nhiều vấn đề, trong đó có việc sẽ trả lại dự án do vướng nợ xấu ngân hàng, trong khi tiếp tục thu phí thì không được vì bị phản ứng.

Trả lại BOT T2 vì kinh doanh bị lỗ

Đại diện chủ đầu tư xác nhận, hợp đồng BOT mà doanh nghiệp ký với Chính phủ là "hợp đồng mở", tức là chủ đầu tư được định mức lãi 12%/năm, dựa trên tổng vốn chủ sở hữu bỏ ra. 

Chủ đầu tư cho rằng, với hình thức này thì không thể bảo đảm sự công bằng tuyệt đối cho người sử dụng và chủ đầu tư đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải có phương án tiếp tục giảm giá phương tiện thuộc tỉnh Đồng Tháp. 

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã giảm phí tổng số 11.757 xe cộ của hộ dân có hộ khẩu thường trú trong phạm vi lân cận trạm T1 và T2 thuộc Tp.Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang.

Theo Công ty cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng trong hơn một tháng qua, nếu không có phương án xử lý sớm thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền hoàn vốn và kế hoạch trả nợ ngân hàng, chủ đầu tư có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu. 

Dự án BOT Quốc lộ 91 được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác định giá trị đầu tư hơn 1.651 tỷ đồng; trong đó vốn chủ sở hữu gần 277,5 tỷ đồng. Tiền vay thêm chiếm 83% tổng giá trị đầu tư, tính đến cuối tháng 5/2019, dư nợ còn lại là 1.204 tỷ đồng.

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động kể từ năm 2016, doanh thu thu phí chỉ đủ trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng và bảo trì dự án, 3 năm bị lỗ 99 tỷ đồng. 

Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 theo hình thức BOT, có hai trạm thu phí là trạm T1 đặt ở quận Ô Môn (Tp.Cần Thơ) và trạm T2 qua quận Thốt Nốt (Tp.Cần Thơ).

Trạm này nằm cách cầu Vàm Cống vừa đưa vào sử dụng (19/5/2019) khoảng 300m. Tổng mức đầu tư 1.720 tỷ đồng; thời gian thu phí hoàn vốn là 15 năm 9 tháng 25 ngày, tính từ năm 2016. Tuy nhiên, sau khi giảm giá vé cho hơn 11.700 xe của các tỉnh trong khu vực lân cận trạm thì thời gian thu phí được nâng lên hơn 34 năm 4 tháng. 

Kể từ sau ngày thông xe cầu Vàm Cống, tình trạng tài xế phản ứng trạm thu phí T2 ngày càng căng thẳng, buộc phải thực hiện xả trạm liên tục từ 25/5 đến nay. Ông Nguyễn Văn Khang cũng cho biết, mỗi tháng dự án phải trả lãi cho ngân hàng hơn 10 tỷ đồng. Song qua hơn một tháng dừng thu phí trạm T2, doanh thu chỉ đạt 8 tỷ đồng nên không đủ trả nợ.

Chưa có tiền lệ mua lại BOT

Chủ đầu tư đề nghị, trong trường hợp Chính phủ không có phương án nhận lại thì hỗ trợ hoàn trả cho chủ đầu tư 400 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng, 480 tỷ đồng chi phí xây dựng tuyến Quốc lộ 91B (đoạn nằm trong nội ô Cần Thơ) và chủ đầu tư chỉ thu phí hoàn vốn dự án tại trạm thu phí T1 hiện hữu.

Theo một số chuyên gia về hạ tầng giao thông, việc hoàn trả lại dự án đã làm sai lệch đi ý nghĩa của dự án hợp tác công tư (PPP) và có thể vi phạm hợp đồng. 

Ông Phạm Thế Minh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhận xét: Những hợp đồng PPP như BOT, BT hay BO, thì nhà đầu tư đã nghiên cứu, lựa chọn kỹ trước khi đầu tư. 

Nếu quá trình khai thác dự án mà gặp thiên tai, địch họa, Chính phủ có thể xem xét giảm thuế, tăng thời gian thu phí cũng như cho phép nâng giá để bảo đảm lợi nhuận. Nếu không vì các lý do trên thì phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết. 

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật nêu quan điểm: "Việc giải quyết nằm trong tổng thể các dự án BOT chứ không chỉ riêng một trạm bất kỳ nào. Không phải doanh nghiệp cứ đề xuất trả trạm là Nhà nước phải thực hiện theo yêu cầu. Nếu trạm nào cũng đòi trả thì khó cho Nhà nước, thậm chí dẫn đến mất cơ chế BOT. Những rủi ro phát sinh thì nhà đầu tư cũng phải chịu chung chứ đâu phải cứ nói trả trạm". 

Ở một góc độ khác, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Đình Ánh cho rằng, sở dĩ có một số chủ đầu tư dự án BOT hiện nay không đáp ứng đủ năng lực tài chính, một phần là do khâu xác định năng lực nhà đầu tư các dự án BOT đang bị buông lỏng. 

Ông Ánh thông tin, ở nhiều quốc gia, trong các dự án BOT, các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội thực hiện thanh tra, giám sát độc lập ở tất cả các khâu từ thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, đến quá trình triển khai xây dựng và đưa vào khai thác vận hành để bảo đảm sự minh bạch và chính xác khi lựa chọn chủ đầu tư và vị trí các trạm thu phí. 

Trạm thu phí BOT T2 - một trong hai trạm thuộc dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 - được lập ra để thu phí hoàn vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 và 91B từ An Giang đi Cần Thơ. 

Tuy nhiên, điểm bất hợp lý là các loại xe không đi Tp.Cần Thơ, chỉ sử dụng vài trăm mét đường để đi Kiên Giang hoặc Tp.HCM, nhưng vẫn phải nộp phí cho toàn tuyến, vì BOT T2 nằm chắn ngang gần chân cầu Vàm Cống nối tỉnh An Giang đi Cần Thơ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Tp.HCM.

Tin mới

Quyền Leo Daily tự phá kỷ lục livestream của chính mình, 11 tiếng đã đạt 75 tỷ đồng, chỉ còn hơn 2 tiếng để đạt 100 tỷ!
5 giờ trước
Phiên live kéo dài 14 tiếng với mục đích đạt doanh thu 100 tỷ của TikToker Quyền Leo Daily đang nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Mua Galaxy S24 Ultra hay đợi iPhone 16 Pro Max: Siêu phẩm đối đầu siêu phẩm, kết quả ra sao?
3 giờ trước
Đặt lên bàn cân so sánh 2 chiếc điện thoại cao cấp nhất iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra - đại diện cho 2 gã khổng lồ Apple và Samsung. Ai sẽ là người chiến thắng?
Kia Seltos 2024 ‘full option’ chốt giá 799 triệu tại Việt Nam: Mạnh nhất phân khúc, đủ ADAS đấu Xforce, HR-V
2 giờ trước
Sau hơn 1 tháng ra mắt thị trường, Kia Seltos GT-Line đã được chốt giá ngang ngửa với bản giữa của "đàn anh" Sportage.
Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại
19 phút trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế do vụ Đông Xuân ở khu vực này đã cơ bản thu hoạch xong. Giá gạo xuất khẩu đã ghi nhận sự tăng giá nhẹ trở lại.
Hyundai Palisade đời mới lộ diện: Dáng khối hộp như Santa Fe, thiết kế lột xác từ ngoài vào trong, sẽ làm khó Teramont, Explorer
19 phút trước
Hyundai Palisade thế hệ mới hứa hẹn sẽ có rất nhiều thay đổi cùng thiết kế bám sát "đàn em" Santa Fe.

Tin cùng chuyên mục

"Kẻ thách thức" Hyundai Tucson chính thức trình làng, giá bán chỉ ngang ngửa Wuling Mini EV
3 giờ trước
Mẫu SUV cỡ C có giá bán chỉ từ 163 triệu đồng, đe dọa Mazda CX-5, Hyundai Tucson.
Bình Định: Giảm nghèo không chỉ "trao cần câu hay trao con cá" mà phải "dạy cách câu, tạo con cá"
9 giờ trước
Nói về giải pháp giảm nghèo, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu, không chỉ “trao cần câu hay trao con cá” mà phải “dạy cách câu, tạo con cá”. Như vậy, mới giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
13 giờ trước
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh xác định 7 đột phá, 3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội để trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, là nơi đáng đến và đáng sống.
Luật Đất đai 2024: Gấp rút chuẩn bị để sớm có hiệu lực từ 1/7/2024
14 giờ trước
Sau khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm vào ngày 1/7/2024.