Trên đồi vải, dưới ruộng dưa: Cuộc đua lợi thế sân nhà, sức mạnh tiền đôicon

Đầu mùa vải, đại diện sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart cùng các nhân viên Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đến từng hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn nông dân cách đưa sản phẩm lên sàn TMĐT.

Đầu mùa vải, đại diện sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart cùng các nhân viên Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đến từng hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn nông dân cách đưa sản phẩm lên sàn TMĐT.

 

Vải, dưa hấu, mít lên sàn

Huyện Thanh Hà, Hải Dương có hơn 3.300 ha vải được trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, đạt sản lượng hơn 40.000 tấn được tiêu thụ tại nhiều thị trường qua các kênh khác nhau.

Để đông đảo người dân trên địa bàn huyện Thanh Hà thành thạo đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart, các nhân viên Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đến từng hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn nông dân cách đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, từng bước tự vận hành gian hàng của mình hiệu quả. Qua đó, tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm đặc sản của địa phương.

Báo cáo nhanh của Bưu điện tỉnh Hải Dương, ngay ngày đầu tiên giới thiệu vải thiều Thanh Hà trên sàn Postmart đã tiêu thụ được 200kg. Toàn bộ vải đều có nguồn gốc truy xuất rõ ràng, được Bưu điện tỉnh huyện Thanh Hà thu gom từ nhà cung cấp để chuyển đến tận tay người tiêu dùng sớm nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tươi ngon như mới thu hoạch.

Cuộc đua lợi thế sân nhà và sức mạnh tiền đô
Hơn 200kg vải đã được bán trên sàn Bưu điện (Ảnh:BĐ)

Vải thiều của Hải Dương là một trong ba sản phẩm có tính mùa vụ đầu tiên của người nông dân được đưa lên sàn thương mại điện tử. Trước mắt, Vietnam Post lựa chọn 3 nông sản có tính mùa vụ đầu tiên của nông dân tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để đưa lên sàn Postmart là vải thiều của Hải Dương, dưa hấu của Quảng Bình và mít Thái của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với vải Thanh Hà, Bưu điện Hải Dương đã làm việc với các nhà cung cấp đặc sản khác trên địa bàn và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn. Mặc dù mới tiếp cận phương thức bán hàng mới, nhưng một số chủ cơ sở rất hào hứng đưa các sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử.

Tương tự, tại Bắc Giang, nhằm kịp thời hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại đây, Bưu điện sẽ làm việc trực tiếp với các sở, ban, ngành, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh địa phương để lựa chọn các sản phẩm uy tín, đạt chất lượng và đưa lên sàn Postmart.

Theo kế hoạch, Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp với các Sở Công Thương, Sở NN-PTNT rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sản phẩm đạt chất lượng, nguồn gốc truy xuất, đảm bảo các quy trình về khử khuẩn.

Bằng hệ sinh thái khép kín từ khâu tiếp cận, bày bán nông sản trên sàn đến khâu đóng gói, chuyển phát và thanh toán, Postmart sẽ cung cấp cho bà con nông dân một cách thức bán hàng mới, hiệu quả để đặc sản nơi đây có thể tiếp cận đông đảo người tiêu dùng trên toàn quốc.

Nông dân tiếp cận phương thức mới

Do đặc thù của hàng nông sản mùa vụ thường là hàng tươi sống, thời gian thu hoạch và sử dụng không dài nên nếu người dân tạo thói quen ứng dụng công nghệ vào để bán và vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đảm bảo độ tươi, ngon, sạch. 

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, việc tiêu thụ nông sản thông qua một phương thức mới không chỉ tạo thói quen bán hàng qua sàn TMĐT cho người dân, mà còn là chìa khóa quan trọng để nâng tầm giá trị và sản phẩm. Ngoài ra, thông tin về sản phẩm cũng minh bạch hơn từ người bán đến người mua, qua đó góp phần làm giảm bớt sự lũng đoạn ở khâu trung gian.

Cuộc đua lợi thế sân nhà và sức mạnh tiền đô
Nông dân được hướng dẫn đưa nông sản lên sàn (Ảnh:BĐ)

Theo ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, việc đưa nông sản nói chung và vải thiều nói riêng lên sàn thương mại điện tử sẽ tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm đặc sản của các địa phương, đồng thời góp phần kết nối với các chuỗi cung ứng, đảm bảo hậu cần kho bãi, đảm bảo yêu cầu kinh doanh thương mại điện tử nhằm khai thác tối đa tiềm năng và nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp Hải Dương.

Chị Phạm Thị Huyền Trang, Phó Giám đốc Công ty Rau củ quả an toàn Thanh Hà (Hải Dương), cho hay: “Trong thời buổi 4.0, để sản phẩm nông sản tiếp cận sàn TMĐT là một phương thức rất tốt. Tôi hy vọng đây là một kênh tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, không chỉ tiêu thụ nông sản cho Hải Dương mà còn cho các tỉnh thành khác trên toàn quốc”.

“Sàn Postmart là công cụ hữu hiệu để kết nối các nhà sản xuất với người tiêu dùng. Với nền tảng này, người dân có thêm một cách bán hàng mới, có tính ổn định cao hơn, đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu cho các sản phẩm của mình”, bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Hải Dương chia sẻ thêm.

Nội lợi thế sân nhà, ngoại mạnh tiền quảng bá

Lợi thế của các đơn vị trong nước là mạng lưới rộng khắp có mặt tại các vùng nông sản địa phương, hỗ trợ người nông dân trực tiếp. Nhưng các sàn này lại chưa thực sự đầu tư nhiều cho các chiến dịch truyền thông quảng bá nông sản tới người tiêu dùng bởi họ không chuyên một mảng về thương mại điện tử và nguồn tài chính. Chính vì điều này mà số lượng hàng hoá bán được trên các sàn nội địa còn khá khiêm tốn. 

Trong khi các sàn thương mại điện tử của các đại gia ngoại có sức mạnh tài chính, công nghệ và nhân lực chuyên nghiệp đã mạnh tay khi đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá sản phẩm và giao hàng miễn phí. Chính vì điều này đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng trong bối cảnh thắt chặt dịch bệnh và tiết kiệm chi phí. Đặc biêt, các sàn lớn có đầu tư nước ngoài có thế mạnh và chuyên nghiệp trong công tác quảng bá chung cho thương hiệu của sàn và từng mặt hàng cụ thể... nên thu hút được người dân quan tâm lớn, khách hàng tiếp cận dễ dàng.

Bên cạnh đó, với mặt hàng nông sản tươi như vải, ổi hay mít cần thời gian vận chuyển ngắn và tới tay người tiêu dùng khi còn tươi ngon nhưng các sàn trong nước vẫn chưa thực sự đáp ứng được. Phần lớn các sản phẩm nông sản bán trên sàn đều là đồ khô, có thời gian bảo quản lâu. Với các mặt hàng nông sản tươi chỉ mới đang ở giai đoạn bán hàng thí điểm tại một số địa phương.

Qua chiến dịch bán hàng nông sản tươi ở Hải Dương đầu năm nay, các sàn trong nước đã có được những kinh nghiệm triển khai. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cũng như ban ngành địa phương tiếp thêm sức mạnh cho các sàn trong nước tiếp tục triển khai các hoạt động tiêu thụ nông sản hiệu quả và bền vững.

Khi các sàn trong nước đủ mạnh, họ sẽ là bệ đỡ cho bà con nông dân giải bài toán đầu ra cho nông sản một cách chủ động, mang lại hài hoà lợi ích giữa các bên. Bên cạnh đẩy nhanh tiêu thụ nông sản, bưu điện trở thành cầu nối, kết nối người nông dân với các nhà cung cấp phân bón, các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh, giúp hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn và các điều kiện phục vụ sản xuất quy mô lớn, tạo đà cho phát triển kinh tế nông thôn. Và làm được điều này. các sàn TMĐT trong nước sẽ biến nông dân, nông thôn, nông sản... thành cứ địa khai thác của mình. Biến lợi thế sân nhà thành lợi thế cạnh tranh.

Bảo Anh

Tin mới

Hàng loạt iPhone giảm giá cực mạnh đầu tháng 5, máy cũ về mức 5,5 triệu đồng "rẻ" chưa từng có
8 phút trước
Chưa khi nào mà các chính sách bán hàng và giá iPhone lại "hời" như bây giờ. Thậm chí, khách đước sử dụng miễn phí 7 ngày iPhone cũ, nếu không ưng có thể hoàn trả.
Sau triệu hồi 160.000 xe ở Việt Nam, hãng Nhật quyết định đền xe mới tinh cho khách
57 phút trước
Người tiêu dùng bị ảnh hưởng cũng có thể lựa chọn phương án đền bù nhận lại 100% tiền.
Hà Nội: Xử lý gần 250 triệu đồng vi phạm liên quan xe tự chế, chở hàng cồng kềnh
2 giờ trước
CSGT Hà Nội đã xử lý 35 trường hợp vi phạm, tạm giữ 6 xe ba bánh tự chế, phạt gần 250 triệu đồng trong đợt cao điểm xử lý xe tự chế, chở hàng cồng kềnh.
Người thuê trọ lo lắng khi nghe tin tăng giá điện, vì đã phải trả tới 5.000 đồng/kWh
2 giờ trước
Giá điện tăng thêm 4,8% từ hôm nay 10-5, nhiều người dùng lo lắng vì tiền điện "đội thêm".
Vừa ngừng nhập khẩu từ Mỹ, một ngành hàng của Trung Quốc gặp sóng gió: ‘Cứu tinh’ chậm trễ giao hàng, nhập khẩu giảm xuống thấp nhất trong một thập kỷ
2 giờ trước
Lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 4 đạt mức thấp nhất trong thập kỷ do gián đoạn thương mại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.487.292 VNĐ / tấn

171.30 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.181.612 VNĐ / tấn

17.78 UScents / lb

1.60 %

+ 0.28

Cacao

COCOA

238.629.569 VNĐ / tấn

9,187.00 USD / mt

1.31 %

+ 119.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.555.190 VNĐ / tấn

395.63 UScents / lb

0.22 %

- 0.88

Gạo

RICE

14.585 VNĐ / tấn

12.34 USD / CWT

1.08 %

- 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.964.005 VNĐ / tấn

1,044.00 UScents / bu

0.70 %

+ 7.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.420.732 VNĐ / tấn

294.10 USD / ust

0.20 %

- 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?
6 giờ trước
Dù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường
Hàng trăm nghìn tấn 'vàng trắng' từ Mỹ đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm
1 ngày trước
Mỹ vươn lên trở thành nhà cung cấp số 1 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Bộ NN&MT và Bộ Công Thương nêu nhiều phương án thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ
1 ngày trước
Trước nguy cơ bị áp thuế đối ứng ở mức 46%, Chính phủ và các Bộ, ngành quyết liệt vào cuộc, tích cực tham vấn và đàm phán với Hoa Kỳ để tìm ra tiếng nói chung.
Thủ tướng: Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
1 ngày trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.