Triển vọng của Việt Nam sẽ góp phần đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào 2030

24/01/2021 12:16
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá, tác động của Covid-19 đã gây ra những gián đoạn kinh tế - xã hội kéo dài tại khu vực ASEAN. Tuy nhiên, khu vực này lại đang cho thấy khả năng phục hồi lớn nhờ chính sách ổn định cùng hứa hẹn phân phối vaccine tại các quốc gia, bao gồm Việt Nam và Singapore.

Nghiên cứu của WEF chỉ ra rằng, nếu có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch thì khu vực ASEAN dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. Để đạt được điều này, khu vực phải ưu tiên một số biện pháp hỗ trợ tăng trưởng bền vững và có khả năng phục hồi.

Thứ nhất, đảm bảo hợp tác có hiệu quả trong khu vực và trên thế giới

Theo đại diện của WEF, ông Lee Joo Ok, hợp tác có hiệu quả giữa các nước thành viên là một trong những nguyên tắc được đặt ra ngay từ khi thành lập cộng đồng ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch, các quốc gia đã hoàn toàn xóa bỏ ranh giới để nhất trí thành lập các Quỹ Ứng phó ASEAN Covid-19, Dự trữ Vật tư Y tế ASEAN và gần đây nhất là thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai (ACRF).

Ngoài ra, ASEAN cũng chú trọng hợp tác đa phương với các quốc gia bên ngoài thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, bao gồm 5 đối tác thương mại chính: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Cho đến nay, RCEP là hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất thế giới, chiếm 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson kỳ vọng đến năm 2030, RCEP sẽ bổ sung vào nền kinh tế thế giới 186 tỷ USD mỗi năm.

Đồng thời, ASEAN cũng đề cao quan hệ đối tác công tư trong ứng phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng và giải quyết các vấn đề khu vực như thiếu hụt cơ sở vật chất, tài chính và kỹ năng. Đơn cử là việc hình thành các liên minh hành động theo từng quốc gia cụ thể, hình thành hành động chung để nâng cao hiệu quả nhập khẩu vaccine và thiết bị y tế Covid-19…

Thứ 2, mở rộng kết nối và ưu tiên chuyển đổi số

Thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các quốc gia trong khu vực đã hợp tác nhằm đảm bảo dòng lưu chuyển của các mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế. Qua đó, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng và giảm thiểu tác động của Covid-19.

Ông Lee Joo Ok nhấn mạnh, khu vực ASEAN đã chứng kiến tốc độ chuyển đổi số chưa từng có. Một cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện với 60.000 thanh niên ASEAN cho thấy, có 87% thanh niên đã tăng cường sử dụng ít nhất 1 công cụ số so với thói quen sử dụng trước, 42% thanh niên chọn ít nhất 1 công cụ số mới, và cứ 4 người bán hàng trên trang thương mại điện tử thì có 1 người là dùng lần đầu.

Để thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số này, ASEAN đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các chính sách khu vực. Bao gồm khuôn khổ thanh toán xuyên biên giới, kế hoạch thúc đẩy sản xuất thông minh và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái 5G.

Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng triển khai Sáng kiến ASEAN số nhằm góp phần vào quá trình chuyển đổi nói trên.

Cùng với tốc độ chuyển đổi như vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng số và đầu tư kỹ năng số sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng, theo WEF.

Thứ 3, chú trọng nâng cao tính bền vững

Ông Lee nhận định, ASEAN phải hướng tới mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch và khuyến khích đầu tư thân thiện với môi trường. Theo đó, tính bền vững được đánh giá là 1 trong 5 chiến lược chính trong nỗ lực phục hồi của cộng đồng. Hiện khu vực ASEAN cũng đã xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững (SDG) dựa trên các sáng kiến.

Tại Việt Nam và Indonesia, Đối tác Hành động Nhựa Toàn cầu của WEF đã khởi tạo quan hệ đối tác quốc gia nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Ngoài ra, ASEAN nên tăng cường hợp tác với các đối tác, cơ quan phát triển và khu vực tư nhân nhằm gia tăng các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới kỳ vọng với 3 yếu tố nói trên, cộng đồng ASEAN sẽ đóng vai trò là hình mẫu về những thay đổi tích cực cũng như khả năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
24 phút trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Giá vàng hôm nay 29/3: Vàng thế giới tăng "dữ dội", lập đỉnh mới
1 phút trước
Giá vàng hôm nay (29/3) trên thế giới tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục mọi thời đại. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hoạt động mua đang mang tính kỹ thuật nhiều hơn bởi vàng tăng bất chấp USD cũng đang mạnh lên.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
5 phút trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
15 phút trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
51 phút trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.156.034 VNĐ / thùng

86.96 USD / bbl

-0.04 %

- -0.04

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.060.473 VNĐ / thùng

83.11 USD / bbl

2.16 %

+ 1.76

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.176.869 VNĐ / m3

1.75 USD / mmbtu

-0.63 %

- -0.01

Than đá

COAL

3.200.663 VNĐ / tấn

129.10 USD / mt

0.08 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Đồng loạt tăng mạnh
2 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 29/3 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá dầu Brent gần chạm mốc 87 USD/thùng.
Bộ Công Thương đề xuất gây sốc: Doanh nghiệp đầu mối được tự quyết giá bán lẻ xăng dầu
3 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được tự quyết định giá bán lẻ xăng dầu dựa trên căn cứ tính toán chi phí đầu vào. Nhà nước chỉ công bố giá bình quân và hậu kiểm giá bán ra.
Giá xăng tăng tiếp 530 đồng/lít, RON 95 sát mốc 25.000 đồng/lít
7 giờ trước
Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.
Giá xăng tăng đồng loạt lên gần 25.000 đồng/ lít, giá dầu giảm nhẹ
18 giờ trước
Đúng như dự đoán, giá xăng dầu phiên điều chỉnh định kỳ ngày 28/3 tăng giảm trái chiều, trong khi giá xăng tiếp tục xu hướng tăng mạnh thì giá dầu giảm nhẹ.