Trong khó khăn, DN sẽ thể hiện bản lĩnh khác nhau

14/04/2020 18:27
Hiện chỉ có 7% doanh nghiệp (DN) trong ngành gỗ vẫn hoạt động bình thường, còn lại trên 90% DN phải tạm dừng, hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, tạo ra sự đứt gãy toàn chuỗi. Nếu chúng ta không duy trì được các đơn hàng quốc tế, thì khả năng khôi phục sản xuất càng khó khăn hơn.

Đây là nhìn nhận của Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn về những khó khăn của ngành gỗ hiện nay.

Thời gian qua, dịch COVID-19 đã có những tác động không nhỏ đến các DN chế biến, xuất khẩu gỗ và nông dân. Ông đánh giá như thế nào về những khó khăn với ngành gỗ hiện nay?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng to lớn đến kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam, phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Riêng với ngành gỗ, có 4 tác động nghiêm trọng.

Thứ nhất, đối với thị trường xuất khẩu, đến tháng 4 này khoảng 80% các đơn hàng bị tạm dừng, chưa tìm được đơn hàng mới. Các thị trườg lớn như Hoa Kỳ (chiếm 51% kim ngạch xuất khẩu), EU (khoảng 39%) đã đóng băng; Nhật Bản chiếm 12%, Hàn Quốc 7% cũng chỉ còn những đơn hàng lác đác.

Thị trường Trung Quốc chiếm 8%, nhưng chủ yếu là dăm gỗ (chiếm tới 90%) giờ mới bắt đầu được phục hồi, nhưng cũng cần một thời gian nữa mới có thể bình thường. Rất tiếc, thời gian gần đây dịch COVID-19 ở Trung Quốc lại có diễn biến phức tạp, nên mọi hoạt động xuất khẩu cũng khó lường.

Thứ hai, đối với thị trường trong nước, hiện nay có 2 sản phẩm chính, đó là sản phẩm của các làng nghề truyền thống thì có đến 70-80% không tiêu thụ được, phải tạm dừng hoạt động sản xuất. Còn sản phẩm chế biến cao cấp cho các công trình lớn cũng bị giảm 90% doanh thu so với cùng kỳ.

Thứ ba, về tình hình nhập khẩu, chúng ta nhập khẩu nguyên liệu gỗ khoảng 10 triệu m3, thì trong quý I nguyên liệu gỗ, phụ kiện cũng giảm 70-80%. Hiện nay các DN sản xuất chủ yếu từ nguồn dự trữ. Có một điểm sáng là việc khai thác nguồn phụ kiện từ Trung Quốc đã ghi nhận có đơn hàng.

Cuối cùng, tình hình sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có thể nói là ngừng trệ. Do không có đơn hàng nên các DN chế biến gỗ buộc phải tạm dừng sản xuất và cho lao động nghỉ. Đã có nhiều DN cho nghỉ 40-80% số lao động, hoặc giãn thời gian làm việc.

Dịch COVID-19 đã tác động đến nhiều khâu của chuỗi cung ứng ngành gỗ, cả người trồng rừng và doanh nghiệp. Bộ NN&PTNT đã có giải pháp gì để hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Khó khăn do dịch bệnh gây ra không chỉ là khó khăn riêng của ngành gỗ, mà là của toàn nền kinh tế. Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt để có "mặt trận kinh tế" trong thời gian tới song song với "mặt trận chống dịch bệnh".

Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ 2 giải pháp trước mắt. Chính phủ cũng đã có chính sách hỗ trợ vừa kịp thời vừa thể hiện quyết tâm cao khôi phục, hỗ trợ sản xuất, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với ngành sản xuất.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 41 đồng ý cho kéo dài 5 tháng đối với các DN chế biến gỗ nói riêng và các DN nói chung chậm nộp các loại thuế, chậm nộp 5 tháng với tiền thuê đất đợt 1. Riêng gói này đã tạm đình hoãn 180.000 tỷ đồng.

Các DN gỗ đều có quan hệ tín dụng, DN càng sản xuất lớn, dư nợ tín dụng càng cao. Trước khó khăn hiện nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01, có gói tín dụng 285.000 tỷ đồng để xử lý giãn hoãn nợ cũ, áp dụng cơ chế cho vay có điều kiện đảm bảo nhẹ nhàng hơn, lãi suất thấp hơn 0,5- 0,25% để hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chính phủ cũng đã có nghị quyết hỗ trợ cơ sở sản xuất, người lao động chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 với 62.000 tỷ đồng. Đây là những chính sách lần đầu tiên được áp dụng.

Bộ NN&PTNT cũng giao cho Tổng cục Lâm nghiệp làm việc với các hiệp hội, làng nghề, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, hết dịch thì phải khôi phục sản xuất ngay. Nếu kéo dài tình trạng tạm ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến đình trệ.

Còn giải pháp lâu dài, mặc dù khó khăn nhưng ngành vẫn có dư địa phát triển tốt, tiềm năng nâng cao chuỗi giá trị. Nếu dịch COVID-19 qua đi, tại các thị trường chủ chốt, khả năng chúng ta vẫn đạt được mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD.

Theo tôi, ngành gỗ phải tập trung vào 4 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, dứt khoát cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, chúng ta vẫn phải dùng 25-26 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất ra 13 triệu tấn dăm, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5-1,6 tỷ USD. Con số này rất thấp, chỉ chiếm hơn 10%, trong khi lượng nguyên liệu chiếm 60%.

Thứ hai là cơ cấu sản phẩm gỗ. Hiện này chúng ta xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, EU là bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm… chiếm 60%, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%.

Thứ ba là cơ cấu cho cả chuỗi, trồng rừng gỗ lớn, cải tiến về giống, đưa giống tốt có thâm canh, đẩy nhanh việc quản lý rừng bền vừng, thực hiện các cam kết với EU…

Thứ tư là làm mạnh mẽ hơn liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung. Trước kia chúng ta nhập nguyên liệu nhiều, nhưng hiện giờ ta đã chủ động được 80% nguyên liệu.

Về phía các DN, "bản lĩnh" mà ông nhắc đến cần thể hiện ở những khía cạnh nào?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chúng tôi đã có văn bản gửi các hiệp hội, đề nghị các hiệp hội truyền đạt đến DN, trước hết là DN phải năng động, sáng tạo, cùng Nhà nước vượt qua giai đoạn khó khăn này.

DN cần nhận thức, đánh giá tình hình một cách đúng đắn, hợp lý, không bi quan, tìm cơ trong nguy, ổn định duy trì phát triển trong tương lai. Thị trường chủ chốt khó khăn thì tìm thị trường khác và thị trường nội địa. Hiện nay, hàng hóa phục vụ dân sinh, nếu làm được sẽ duy trì được một phần sản xuất.

Do chúng ta đang thực hiện giãn cách xã hội, đương nhiên chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng. Nhưng nếu các DN khác vượt qua được thì DN gỗ cũng phải làm được. DN ngành gỗ cũng cần chuyển sang bán hàng online, không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài, giúp DN ứng dụng công nghệ trong bán hàng.

Bên cạnh đó DN phải gắn bó với người lao động, không được để ai lại phía sau. Trong giai đoạn dịch bệnh, nếu DN đồng hành, chia sẻ với người lao động, chắc chắn khi hết dịch người lao động sẵn sàng trở lại làm việc.

Các DN cũng cần đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, từ ứng dụng giống, chế biến, đến bán hàng online. Cùng với đó là đổi mới thiết kế, tạo ra mặt hàng phối trộn gỗ với đá, kim loại để phù hợp với thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường.

Thiết lập và thực thi cho bằng được hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, chống được cả chuyển giá. Phải minh bạch nguồn gốc thì mới giữ được uy tín.

Đối với tiêu thụ trong nước, trước đã quan trọng thì giờ càng quan trọng hơn. Hiện nay, thị trường trong nước đã trị giá 3 tỷ USD và trong tương lai sẽ tăng lên, vì người dân ngày càng có nhu cầu, điều kiện sử dụng sản phẩm gỗ chất lượng cao.

Trong khó khăn, DN sẽ thể hiện bản lĩnh khác nhau - Ảnh 1.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
11 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
11 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
11 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
11 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
12 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

101.206.293 VNĐ / lượng

3,229.00 USD / toz

1.34 %

- 43.80

Bạc

SILVER

1.014.508 VNĐ / lượng

32.37 USD / toz

0.77 %

- 0.25

Đồng

COPPER

268.052.493 VNĐ / tấn

467.70 UScents / lb

1.48 %

+ 6.80

Bạch kim

PLATINUM

30.451.215 VNĐ / lượng

971.55 USD / toz

0.22 %

+ 2.15

Nickel

NICKEL

395.383.810 VNĐ / tấn

15,209.00 USD / mt

0.79 %

- 122.00

Chì

LEAD

50.706.563 VNĐ / tấn

1,950.50 USD / mt

0.40 %

- 7.90

Nhôm

ALUMINUM

62.542.861 VNĐ / tấn

2,405.80 USD / mt

0.35 %

+ 8.30

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 1/5: Giá dầu ghi nhận tháng giảm mạnh nhất từ năm 2021, vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
13 giờ trước
Giá dầu có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2021, đồng cũng ghi nhận giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022, quặng sắt giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong khi vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
Thị trường ngày 30/4: Giá dầu giảm 2%, vàng giảm gần 1%, đồng tăng
1 ngày trước
Phiên 29/4 giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất hai tuần, vàng cũng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại dịu đi, đường, cà phê đồng loạt giảm trong khi đồng, quặng sắt Đại Liên tăng.
Honda chuẩn bị tung ra mẫu xe số 110cc hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại, công nghệ, thực dụng
1 ngày trước
Honda, thương hiệu xe máy hàng đầu thế giới có thể sẽ sớm tung ra một mẫu xe underbone hoàn toàn mới, được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển hằng ngày với sự thực dụng cao nhất.
Đánh giá TCL 65C6K: TV QD-Mini LED sáng giá trong phân khúc dưới 20 triệu
1 ngày trước
Thị trường TV 65 inch hiện nay đang cực kỳ sôi động với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu lớn, nhưng TCL 65C6K vẫn nhanh chóng chiếm được nhiều sự quan tâm nhờ mức giá cực kỳ cạnh tranh và những trang bị công nghệ vượt trội.