Trung Nguyên: "Bà Thảo bịa đặt về vai trò người sáng lập tập đoàn"

22/09/2018 09:58
Theo các thông tin từ Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo mới có tên trong danh sách cổ đông từ năm 2007, nên tính tới nay, bà mới chỉ có 11 năm gắn bó về mặt pháp lý với doanh nghiệp này.
Trung Nguyên: Bà Thảo bịa đặt về vai trò người sáng lập tập đoàn - Ảnh 1.

Trong văn bản được ký thừa uỷ quyền của chủ tịch HĐQT Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ vào đêm ngày 21/9, đại diện truyền thông của tập đoàn cho biết "bà Thảo đã cung cấp thông tin sai sự thật, bịa đặt về vai trò người sáng lập Trung Nguyên và Chức danh Phó Chủ tịch HĐQT".

Phía Trung Nguyên đưa ra dẫn chứng rằng tập đoàn này thành lập cơ sở kinh doanh vào ngày 15/8/1996, do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là chủ cơ sở kinh doanh. Đến năm 1999, chuyển thành Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại địa chỉ 268 Nguyễn Tất Thành, P. Tân Lập, Buôn Ma Thuột.

Tháng 12/2002, Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên chuyển đổi thành Công ty TNHH Cà Phê Trung Nguyên với hai thành viên là (Đặng Lê Nguyên Vũ) và cha là – ông Đặng Mơ.

Đến ngày 27/4/2007, từ Công ty TNHH Cà Phê Trung Nguyên chuyển đổi thành công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên và theo Luật doanh nghiệp bắt buộc Công ty Cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông, vì vậy ông Vũ và cha của mình đồng ý cho bà Thảo tham gia vào cơ cấu công ty với tỷ lệ cổ phần là 10% vốn điều lệ.

Như vậy, bà Thảo chỉ chính thức có tên trong công ty Trung Nguyên từ năm 2007 và tính đến nay chỉ 11 năm.

"Do đó, việc bà Thảo rêu rao đã quản lý và điều hành Trung Nguyên hơn 20 năm là bịa đặt sai sự thật. Mặt khác, từ khi Trung Nguyên thành lập (năm 1996) đến nay, cơ cấu quản lý, điều hành không có chức danh Phó Chủ tịch HĐQT. Chỉ có ông Đặng Lê Nguyên Vũ - là người đã gầy dựng Trung Nguyên, quản lý, phát triển nó từ những ngày đầu thành lập (năm 1996) đến nay", thông cáo này nêu rõ.

Trong quá trình cùng điều hành Trung Nguyên, đặc biệt trong khoảng 5 năm gần đây, giữa ông Vũ và bà Thảo phát sinh mâu thuẫn trầm trọng trong quan điểm điều hành, mục tiêu của tổ chức. Phía Trung Nguyên cho biết, ông Vũ đã có 3 năm thuyết phục bà Thảo rời khỏi vị trí điều hành để tạm lui về lo cho gia đình, lo cho các con nhưng đều không nhận được sự đồng thuận của bà Thảo.

Sau đó, hai bên đã liên tục gặp nhau tại toà để giải quyết 3 vụ kiện liên quan đến tài sản tại Singapore, việc bãi nhiệm chức vụ của bà Lê Hoàng Diệp Thảo ở Trung Nguyên và yêu cầu ly hôn với nguyên đơn là bà Thảo.

Dù chỉ nắm trong tay lượng cổ phần thiểu số, bà Thảo vẫn được xem là cổ đông hợp pháp của doanh nghiệp này, do đó, được hưởng quyền lợi trả cổ tức theo luật doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình trả cổ tức kể từ năm 2015 lại không mấy suôn sẻ khi phía bà Thảo nói Trung Nguyên không chia cổ tức cho cổ đông bà; còn đại diện tập đoàn khẳng định, doanh nghiệp đã nhiều lần có văn bản chính thức yêu cầu bà Lê Hoàng Diệp Thảo cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để thực hiện việc chi trả.

Trước đó, theo các báo cáo được tiết lộ vào ngày 15/8, công ty Trung Nguyên Investment - đơn vị nắm giữ quyền kiểm soát đối với CTCP Tập đoàn Trung Nguyên cùng 2 pháp nhân khác là Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê và Công ty Vũ Nguyên Đăk Nông - có 4 cổ đông tại thời điểm ngày 31/12/2016, gồm ông Vũ sở hữu 60%, bà Thảo sở hữu 30%. Bố mẹ ông Vũ là ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước mỗi người nắm giữ 5%.

Đến năm năm 2017, số cổ phần của ông Đặng Mơ đã được chuyển nhượng toàn bộ cho ông Vũ (1,66%), bà Ước (1,68%) và những người khác. Cuối năm 2017, cơ cấu sở hữu của Trung Nguyên Investment gồm ông Vũ nắm 61,66%, bà Thảo nắm 30% và bà Ước nắm 6,68%.

Hai ngày sau, trong một chia sẻ trên trang cá nhân của mình vào tháng 8/2018, bà Thảo khẳng định mình là một trong hai thành viên sáng lập Trung Nguyên, bên cạnh ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Thừa nhận quy định cổ phần hoá phải có tối thiểu 3 thành viên, bà Thảo tiết lộ người được đưa vào là "ba má anh" - ngược lại với những thông tin phía Trung Nguyên cung cấp.

"Con số thì "ghi đại", chồng 60%, vợ 30%, ba má chồng chung nhau 10%. Với chúng tôi khi ấy, việc chuyển tiền hay cổ phần cho nhau giống như việc mình tự chuyển tiền của chính mình, từ túi phải qua túi trái vậy. Tôi chưa bao giờ tính toán với anh bất cứ điều gì", bà Thảo nói rõ về tỷ lệ cổ phần nắm giữ của mình và các cổ đông liên quan, với con số không trùng khớp với nhận định của Trung Nguyên.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
2 phút trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
2 giờ trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Cà phê đang “rớt giá khủng khiếp”
2 giờ trước
Cà phê đang có đợt “rớt giá khủng khiếp” khi nhiều ngày mất giá đến ba con số, tức giảm hơn 100 USD/tấn
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
2 giờ trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
iPhone 16 sẽ có một thay đổi bất thường: Apple lại ép người dùng "cháy túi"?
3 giờ trước
Với iPhone 16, có khả năng người dùng sẽ phải cập nhật lại một bộ phụ kiện mới, có giá ước tính khoảng gần 2 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.