Trưởng bộ phận nguồn nhân lực Masan chia sẻ cách ứng xử sao cho nhân viên dù phải nghỉ việc hay bị cắt giảm lương cũng không thấy ấm ức

03/06/2020 09:49
"Con người là tài sản quý của doanh nghiệp. Do đó, việc giải quyết dôi dư lao động phải là giải pháp cuối cùng, sau khi đã cân nhắc các biện pháp khác".

Đó là chia sẻ của bà Đinh Kim Nhung, Trưởng bộ phận nguồn nhân lực, Tập đoàn Masan, trong hội thảo trực tuyến "Tái cấu trúc tổ chức và nguồn nhân lực hậu Covid-19" mới đây.

Trong phần chia sẻ của mình, bà Đinh Kim Nhung có đề cập đến các tình huống khó mà công ty gặp phải như giải quyết dôi dư lao động, cắt giảm lương cán bộ nhân viên…. Tuy nhiên, vẫn có những cách khiến doanh nghiệp và nhân viên đồng cảm, chia sẻ với nhau để người ở lại cũng thoải mái và người phải ra đi cũng không ấm ức, có ấn tượng xấu với nơi họ từng gắn bó.

Cắt giảm nhân sự, lương là giải pháp sau cùng

Bà Đinh Kim Nhung chỉ ra các yếu tố cần làm khi công ty dư nhân sự và buộc phải chia tay nhân viên.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần nhìn bức tranh toàn cảnh, cân nhắc hết các biện pháp. Sau đó mới đến giải pháp cắt giảm nhân sự vì con người là tài sản quý của doanh nghiệp. "Giải quyết dôi dư lao động nên là giải pháp sau cùng, sau khi đã tính hết các giải pháp khác", bà Đinh Kim Nhung nói.

Thứ hai, doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi là vì sao phải giải quyết dôi dư. Chiến lược sắp tới là gì và có nhất thiết phải cắt giảm không. Các yếu tố liên quan đến pháp luật cần phải được tuân thủ chặt chẽ.

Thứ ba, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Và cách truyền thông để làm sao nhân viên có sự đồng cảm với công ty, hiểu được bức tranh toàn cảnh của công ty. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải minh bạch, nhất quán.

Một tình huống khó nữa đến với doanh nghiệp, đó là khi công ty buộc phải cắt giảm tiền lương.

Theo bà Nhung, việc cắt giảm tiền lương cũng cần cân nhắc rất kỹ tất cả các kịch bản và nên là kịch bản được xem xét muộn hơn. Thay vì cắt giảm lương thì có thể thực hiện các biện pháp khác như tạm nghỉ không lương trong thời gian ngắn hay không? Bên cạnh đó, công ty cần truyền thông để nhân sự biết được bức tranh toàn cảnh phải giảm lương, vì sao phải giảm một cách minh bạch và thống nhất đến nhân viên.

Bên cạnh đó, việc cắt giảm lương có lợi gì cho nhân viên, có giúp cho công ty đứng vững và ổn định về tương lai không. Khi công ty đứng vững thì có nghĩa là nhân viên cũng sẽ được hưởng lợi về dài hạn.

Khi doanh nghiệp ứng xử với nhân viên khiến họ cảm thấy "tâm phục khẩu phục" thì cắt giảm nhân sự hay giảm lương sẽ nhẹ nhàng hơn.

Thuộc về nhau, nhìn thấy mặt nhau là những từ khóa quan trọng khi làm việc từ xa

Một câu chuyện khác mà bà Kim Nhung đề cập đến đó là việc tạo động lực cho nhân viên làm việc từ xa.

Covid-19 đã làm thay đổi cách làm việc của nhiều công ty. Để thích ứng với dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã cho nhân viên làm việc từ xa. Và làm việc từ xa sẽ có thể được duy trì sau dịch trong điều kiện cho phép.

Theo bà Nhung khi nhân viên làm việc rải rác nhưng vẫn cần có sự kết nối. Do đó, các doanh nghiệp cần phải làm sao để nhân viên có cảm giác kết nối và "thuộc về nhau" để tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc đối với các nhân sự trong công ty.

Ngoài ra, công ty cũng nên tạo việc nhóm để nhân viên tương tác với nhau. "Dù không gặp trực tiếp nhưng phải phải nhìn thấy mặt nhau qua màn mình" để thấy công việc vẫn đang diễn ra, mọi người vẫn đang làm việc.

Bên cạnh đó, nhân viên làm ở nhà, không gặp trực tiếp nên việc tin cậy nhau, tạo cảm hứng công việc cho nhau là rất quan trọng. Khi nhân sự có cảm giác được tin tưởng, không theo kiểu "soi mói", nhân viên sẽ tự lên kế hoạch để hoàn thành tốt công việc của mình.

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
10 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
10 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
10 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
8 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
7 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.