TS Cấn Văn Lực: Phát triển kinh tế không nên quá dựa vào tín dụng

05/01/2018 13:34
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng, phát triển kinh tế của Việt Nam không nên dựa quá nhiều vào tín dụng.

Bình luận về chính sách tín dụng và những tác động của tín dụng đối với tăng trưởng nền kinh tế 2017 và triển vọng 2018, tại tọa đàm "Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018", diễn ra ngày 5/1, tại FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng tăng trưởng kinh tế không nên dựa quá nhiều vào tín dụng.

Cần tách bạch trong thống kê về tín dụng

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, năm 2018, đa số các nước lớn sẽ thắt chặt tài khoá và tiền tệ. Điều này sẽ có tác động đến lãi suất, dòng vốn đầu tư và tỷ giá của Việt Nam. Nhưng mức độ tác động có thể giảm vì Việt Nam đang có sự điều hành chủ động.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV.

Nói vấn đề tín dụng của Việt Nam, quan điểm của ông Lực là "phát triển kinh tế không nên dựa quá nhiều vào tín dụng. Tất nhiên tín dụng vẫn là kênh đầu tư quan trọng."

Giải thích lý do đưa ra quan điểm đề xuất trên, ông Lực cho hay: Thứ nhất, trong vốn đầu tư thì đầu tư bằng tín dụng chiếm 60%, còn 40% từ các dòng vốn khác. Nếu tín dụng tăng trưởng tích cực mà 40% còn lại không tích cực thì cũng không thể phát triển kinh tế.

Theo nghiên cứu của ông Lực, với số liệu của 10 nước, nếu đẩy tín dụng tăng thêm 10% thì tăng trưởng kinh tế chỉ tăng 0,5%. Như vậy, không phải thúc đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ nhất thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhìn lại thực tế kinh tế Việt Nam, ông Lực phân tích: Tín dụng năm vừa qua ước tăng 19%, nhưng năm 2018 nên đưa ra con số thận trọng hơn là 17%, vì: Thứ nhất, tín dụng không nhiều. Tín dụng tăng trưởng khá nhanh và mạnh những năm gần đây, với 8,9% năm 2013, 14% năm 2014, 15,7% năm 2015 và 19% năm 2016.

Hiện nay, liên quan đến cân đối nguồn vốn, TS. Cấn Văn Lực nhận thấy, huy động vốn tín dụng chiếm 17,5%, thanh khoản ngân hàng tốt với hơn 18% là mức chấp nhận được.

Tuy nhiên, "cần có sự tách bạch trong thống kê về tín dụng. Ví dụ, trong bất động sản, nếu cho vay để mua nhà thì đó phải là tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản, không thể tính vào tín dụng tiêu dùng, trừ khi vay để sửa nhà", TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.

Triển vọng sáng sủa

Chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa đánh giá năm 2017 là năm thành công của tài chính, bao gồm chứng khoán, bảo hiểm và nhất là khu vực ngân hàng. Thành công của chính sách tiền tệ là hành động thực thi chính sách tốt. Bởi ông Nghĩa cho rằng, lâu nay ở Việt Nam chính sách tốt nhưng hành động thực thi chính sách không phải khi nào cũng tốt.

“Dự báo năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng tương đương với 3 năm gần đây, vào khoảng 18% -19%. Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hướng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao và là mảng hoạt động chiến lược của nhiều ngân hàng trong năm tới. Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ xử lý quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh, các TCTD yếu kém đặc biệt là 3 ngân hàng 0 đồng đang có những dấu hiệu tích cực, khuôn khổ pháp lý cho xử lý tài sản xấu dần được hoàn thiện, các yếu tố kinh tế vĩ mô hỗ trợ mạnh.”- Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Những năm vừa qua, theo ông Nghĩa, Việt Nam đã kiên định với mục tiêu dài hạn, không để cho mục tiêu ngắn hạn và thành tích chính trị phá bỏ mục tiêu dài hạn. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao điều này.

Một trong các biểu hiện rõ cho kết quả tích cực đó là, điều hành lãi suất cũng lấy mục tiêu dài hạn. Chính phủ mong muốn giảm lãi suất, giảm tỷ giá để hỗ trợ kinh doanh nhưng khối ngân hàng chưa có điều kiện giảm nhiều nên phần lớn vẫn kiên trì các mục tiêu ổn định và dài hạn.

Nhờ đó mà lòng tin vào hệ thống ngân hàng được cải thiện, các xếp hạng về ngân hàng được thay đổi theo hướng tích cực. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định" và nay là triển vọng “ổn định tích cực”. Nợ xấu giảm từ 17% (2014), xuống 12% (2016) và 9,4% (2017).

"Đây là những tiến bộ đáng kể do nền tảng tài chính được cải thiện tốt, bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Chỉ số sinh lời tăng gần gấp đôi lên tới 11%, có ngân hàng vượt mức 14-15%, đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á."- ông Nghĩa bình luận.

Từ kết quả năm 2017, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa tin tưởng, "nó tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018. Đó là vẫn duy trì được sự ổn định và có thể cải thiện các mục tiêu dài hạn. GDP năm 2018 dự báo chỉ tăng trên 6%, phù hợp với tính toán của các chuyên gia quốc tế. Lạm phát mức 4%, lãi suất ổn định, giảm nhẹ, tỷ giá ổn định. Tôi dự đoán, kiểm soát tín dụng với bất động sản sẽ như năm 2017, không siết vào nhưng cũng không nới lỏng làm bùng nổ.

Cùng với đó, cho vay tiêu dùng dự báo tiếp tục tăng mạnh, ngày càng đóng góp vào việc tiêu dùng thúc đẩy kinh tế tăng. Vốn tín dụng ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm tiếp tục tăng.../.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.