Từ cân nhắc của Apple đến lý do tại sao Việt Nam phải để ý đến những gì Ấn Độ đang làm?

18/05/2020 09:13
Trong thời gian gần đây, Apple hay nhiều tập đoàn sản xuất lớn đã phát đi thông điệp sẽ di dời một phần đáng kể các chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Trong đó, Ấn Độ, Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất bởi những tiềm năng hấp dẫn cho nỗ lực "thế chân".

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, kế tiếp đó là dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc bỏ hết "trứng vào chiếc giỏ Trung Quốc". Do đó, rất nhiều doanh nghiệp đã phát đi tín hiệu sẵn sàng chọn cho mình "bến đỗ mới", giúp phân tán rủi ro.

Bến đỗ mới này không mang hàm nghĩa Trung Quốc rồi sẽ mất đi vị trí đại công xưởng của thế giới bởi để thay thế một mạng lưới khổng lồ, phức tạp về cung ứng, lao động, cũng như thị trường tỷ dân là rất khó khăn. Hơn thế, nhiều chuyên gia cũng nhận định, nếu thành công về mặt chính sách, cũng phải mất từ 3 – 5 năm các nước mới mang được chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang "nghe ngóng" và sẵn sàng đón lấy cơ hội từ sự dịch chuyển của xu hướng Trung Quốc + 1 này.

Apple là một cái tên rất mong đợi khi phát đi hàng loạt thông điệp mạnh mẽ.

Đầu tháng 5, tờ Nikkei Asian Review dẫn các nguồn tin cho biết trong quý II, Apple sẽ sản xuất 3 – 4 triệu (khoảng 30%) tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam (không bao gồm AirPods Pro).

AirPods là mặt hàng tăng trưởng nhanh nhất trong danh mục phần cứng Apple, là tai nghe Bluetooth không dây bán chạy nhất thế giới. Apple dự đoán mặt hàng này có thể bán được 100 triệu máy trong năm 2020. 

Trước đó, các nhà cung cấp lớn của Apple cũng cho biết ý định thúc đẩy quá trình đa dạng hoá nơi sản xuất. Đơn cử như Pegatron, CEO Liao Syh-jang của công ty này cho biết họ hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021, Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod cũng đang có kế hoạch xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam. 

Nhưng Việt Nam không phải là cái tên duy nhất được nhắc đến trong nỗ lực đa dạng hoá của các tập đoàn sản xuất công nghệ. Mexico, Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Ấn Độ cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. 

Apple đang có kế hoạch chuyển bớt 20% công suất lắp ráp iPhone ở Trung Quốc sang Ấn Độ trong 2 năm tới, theo thông tin từ tờ Economic Times bản Ấn. Trong các tháng đầu năm 2020, báo chí nước ngoài dẫn tin Wistron sẽ sản xuất bảng mạch in của iPhone ở một nhà máy miền Nam Ấn Độ. Một nhà máy lắp ráp thứ 2 của Wistron sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4/2020.

Apple thực tế đã thiết lập hoạt động sản xuất sản phẩm tại Ấn Độ trong nhiều năm trước đó. Điện thoại iPhone XR của Apple được sản xuất tại nhà máy của đối tác Foxconn ở Chennai - thủ phủ của bang Tamil Nadu. Ngoài ra, Apple còn lắp ráp các mẫu iPhone SE, iPhone 6S và iPhone 7 tại một nhà máy ở Bengaluru - thủ phủ của bang Karnataka.

Hoạt động sản xuất các mẫu điện thoại thông minh iPhone tại Ấn Độ sẽ giúp Apple tránh mức thuế 20% mà Chính phủ Ân Độ áp dụng đối với các công ty nhập khẩu thiết bị điện tử. Ngoài ra, Apple nhận thấy có thể chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán sản phẩm tại thị trường Ấn Độ thông qua việc sản xuất sản phẩm ngay tại nước này, từ đó tăng doanh số ở thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới.

"Việt Nam cần lưu tâm đến Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác trong nỗ lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài", ông Đinh Trường Hinh Chủ tịch EGAT (Virginia, Hoa Kỳ) nói. 

Đặc biệt lưu tâm đến Ấn Độ, ông cho biết hiện nước này đã liên lạc để lôi kéo trên 1.000 công ty ngoại quốc, đa số là Mỹ, ở trong các lãnh vực y tế, công kỹ nghệ hiện đang có chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Trong số 1.000 công ty này, có trên 300 công ty đã bắt đầu chuyển các hoạt động trong chuỗi cung ứng thế giới từ Trung Quốc qua Ấn Độ.  Các công ty này nằm trong các lĩnh vực điện thoại di động, điện tử, dụng cụ y khoa, và dệt may.

"Ấn Độ đang cố gắng đưa ra những gói ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư từ Mỹ.  Ấn độ đã hạ mức thuế doanh nghiệp từ 25% xuống đến 17%, một trong những mức thuế thấp nhất ở châu Á nhằm khuyến khích đem FDI vào nội địa", ông nói.

Nước này cũng đang kiếm cách giảm giá sản xuất để làm cho việc đầu tư trở nên hấp dẫn hơn.  Theo sự tính toán của họ, giá lao động của các nước châu Á như Việt Nam rẻ hơn khoảng 10-15 % nhưng bù lại với dân số 1,2 tỷ người, họ có thể hấp dẫn các công ty Mỹ bám vào thị trường nội địa và yếu tố này có thể bù lại 6-7%. Như vậy, giá sản xuất của họ sẽ gần với các nước châu Á khác.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
37 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
22 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
30 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
26 phút trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
17 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
18 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
19 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.