Từ một làng chài, thành phố này vươn lên thành ‘thủ đô kinh tế’ của Trung Quốc, GDP vượt Thái Lan còn số tỷ phú USD suýt bằng Canada

02/03/2023 21:27
Chỉ trong vài thập niên, làng chài nhỏ này đã hóa rồng, trở thành đầu tàu ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thượng Hải là “thủ đô” kinh tế và cũng là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc và là thành phố trực thuộc trung ương cùng Bắc Kinh, Trùng Khánh và Thiên Tân. Vùng đất này có lịch sử lâu đời về giao thương kinh tế và văn hoá với nước ngoài.

Xuất phát điểm từ một làng chài hẻo lánh

Trước kia, vào khoảng từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 7, khu vực Thượng Hải có tên là Thân, theo tên một vị anh hùng thế kỷ III TCN sinh ra ở đây. Thời kỳ đó, dân cư của vùng đất này thưa thớt và lạc hậu. Đến thời nhà Tống, Thượng Hải dần hình thành một làng chài nhỏ biệt lập.

Nhờ vị trí đắc địa nằm tại cửa sông Dương Tử, nơi có cảng nước sâu tự nhiên, hơn nữa gặp đúng thời thế giao thương nở rộ, Thượng Hải nhanh chóng phát triển thành một hải cảng, nơi trung chuyển hàng hóa sầm uất. Đây cũng là cảng biển quan trọng nhất khu vực sông Dương Tử nhờ vai trò đầu mối giao thương giữa Trung Quốc với nước ngoài.

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 20, Thượng Hải chuyển mình thành thành phố tiên tiến hàng đầu Trung Quốc và trở thành trung tâm kinh tế của đất nước. Thành phố Thượng Hải bao gồm phố cổ (phố Tây) và khu trung tâm thương mại hiện đại (phố Đông).

Các dự án xây dựng lớn được triển khai, đặc biệt là ở khu vực Phố Đông, nơi có nhiều tòa nhà chọc trời cao chót vót làm thay đổi diện mạo đường chân trời của thành phố. Những toà nhà mọc lên san sát để đáp ứng nhu cầu của sinh sống và làm việc của người dân, vì vốn dĩ Thượng Hải là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.

Thượng Hải cũng có một hệ thống giao thông công cộng hiện đại. Mạng lưới đường phố và đường cao tốc được xây dựng nhằm đáp ứng lưu lượng giao thông gia tăng nhanh chóng. Một hệ thống tàu hạng nhẹ cũng đã được khánh thành vào đầu những năm 1990.

Từ một làng chài, thành phố này vươn lên thành ‘thủ đô kinh tế’ của Trung Quốc, GDP vượt Thái Lan còn số tỷ phú USD suýt bằng Canada - Ảnh 1.

Thành phố Thượng Hải về đêm.

“Thủ đô kinh tế” của Trung Quốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2022, GDP của Thượng Hải là 4.465 tỷ nhân dân tệ (khoảng 663 tỷ USD), giảm 0,2% so với năm 2021. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, GDP của Thượng Hải vẫn cao nhất cả nước và là con số lớn chứng minh sự phát triển của nền kinh tế Thượng Hải trong vài năm trở lại đây. Trên thực tế, GDP của Thượng Hải còn cao hơn GDP của Thái Lan (534 tỷ USD) cùng nhiều quốc gia khác.

Theo báo cáo Global Wealth and Lifestyle Report 2022, Thượng Hải là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Đây là năm thứ hai liên tiếp siêu đô thị của Trung Quốc giành được danh hiệu này.

Còn nếu xét về số lượng tỷ phú USD ở Thượng Hải, Fobes ước tính năm 2022, thành phố có tới 61 tỷ phú với tổng khối tài sản là 187 tỷ USD. Như vậy, Thượng Hải xếp thứ 5 trong danh sách các thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới. Theo Forbes, số lượng tỷ phú ở thành phố Thượng Hải còn nhiều hơn cả của Pháp 43 (tỷ phú), Hàn Quốc (41 tỷ phú), Nhật Bản (40 tỷ phú) và chỉ kém Canada 2 tỷ phú.

Thượng Hải cũng là một trong những trung tâm công nghiệp chính yếu của Trung Quốc. Năm vừa qua, cảng Thượng Hải là cảng bận rộn nhất thế giới với 47,3 triệu TEU. Thành phố này đã duy trì vai trò là cảng trung chuyển container lớn nhất toàn cầu 13 năm liên tiếp.

Ngoài ra, Thượng Hải sở hữu một trong hai sàn giao dịch chứng khoán ở Trung Quốc đại lục (Shanghai Composite). Thành phố cũng là nơi tọa lạc của một số trường đại học hàng đầu đất nước, bao gồm Đại học Phúc Đán và Đại học Giao thông Thượng Hải.

Tổng hợp 



Tin mới

BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
10 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
10 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
10 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
9 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
9 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia nhận định nước ion kiềm tươi chính là chiến lược "đại dương xanh"
9 giờ trước
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ - Trưởng khoa Tài Chính, Trường ĐH Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, dự đoán sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiếp tục lên ngôi, trong đó máy lọc nước ion kiềm tươi sẽ sớm thay thế máy lọc nước RO vì nó giải quyết được nhu cầu của xã hội.
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
12 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Giá USD hôm nay 27/4: Đồng bạc xanh bất ngờ tăng vọt trở lại
13 giờ trước
Giá USD hôm nay 27/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 22/4 đến ngày 26/4 giảm từ 24.272 xuống mức 24.246 VND/USD, giảm 26 đồng so với đầu tuần.
Finviet đồng hành cùng các nhãn hàng số hóa ngành bán lẻ Việt Nam
14 giờ trước
Khoảng 10 năm trước, sự xâm nhập của các đại gia bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam qua các thương vụ M&A đình đám khiến nhiều người lo ngại hàng Việt sẽ nhanh chóng bị lép vế ngay trên chính sân nhà. Bởi lẽ kênh phân phối nội địa đi tới đâu, hàng Việt "ăn sâu bám rễ" tới đó.