Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ

05/09/2019 12:54
L&L Hawaiian Barbecue được tạp chí Entrepreneur bình chọn là thương hiệu thức ăn nhanh nhượng quyền hàng đầu châu Á tại Hoa Kỳ, với hơn 200 địa điểm. Nhưng đây chỉ là nghề tay trái của doanh nhân này.

Quyết không sống nghèo

Eddie Flores được sinh ra ở Hồng Kông, có cha là một nhạc sĩ chuyên nghiệp người Philipines và mẹ đến từ người Trung Quốc. Cuộc sống khó khăn, cả gia đình Flores di cư đến Hawaii. Tuy nhiên, tại vùng đất mới, "giấc mơ Mỹ" cũng chẳng hề dễ dàng. Công việc viết nhạc không thể nuôi sống gia đình, cha mẹ ông đã phải chật vật, lăn lội với đủ nghề, từ bảo vệ, nhân viên thu ngân đến rửa bát thuê.

Còn với Flores, có lẽ việc học là điều khó khăn nhất thời niên thiếu. Ông chia sẻ mình từng bị đúp học đến bốn lần, ở các lớp một, ba và tám. Trong khi đó, học bạ của cậu học sinh này ghi lại rằng: "Anh ấy dành cả ngày để mơ mộng.".

Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ - Ảnh 1.

Feddie Flores

Tuy nhiên, sau khi đọc trộm cuốn sách "How I Turned $1,000 into a Million in Real Estate in My Spare Time" (Làm thế nào để biến 1000 USD thành một bất động sản triệu đô khi rảnh rỗi) trong giờ học, Flores quyết tâm không thể sống nghèo và không để cuộc đời mắc kẹt trong tầng lớp thấp kém, bị coi thường.

Ngay khi ổn định nơi ở mới năm 16 tuổi, Flores đã bắt đầu kiếm tiền bằng việc giao báo, đồng thời vẫn duy trì việc học ở trường. Sau đó ông đã tốt nghiệp Đại học Hawaii với bằng quản trị kinh doanh và làm việc tại ngân hàng trong hai năm. Đây cũng là khoảng thời gian Flores tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực bất động sản.

Từ cửa hiệu tạp hóa cũ đến chuỗi nhà hàng nhượng quyền hàng đầu đất Mỹ

Năm 1976, ông mua lại một cửa hàng bán lẻ có tên L&L Dairy và sửa sang thành nhà hàng như một món quà tặng mẹ để bà không phải tiếp tục công việc rửa chén thuê nữa. Tuy nhiên, thấy mẹ phải vất vả đến đêm muộn, ông quyết định quay lại quản lý cửa hàng với sự giúp đỡ của người bạn Johnson, bắt đầu hành trình gây dựng nên đế chế thực phẩm riêng.

Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ - Ảnh 2.

Tại đây, ông phục vụ những món ăn theo phong cách Hawaii với bữa ăn đặc trưng bao gồm món khai vị aloha, thịt, salad mì ống và hai muỗng cơm trắng. Ông tự hào: "Chưa một ai từng đưa khái niệm về Hawaii vào đất liền và chúng tôi đã làm điều đó. Đây là thương hiệu Hawaii duy nhất phục vụ thức ăn của vùng đất này."

Ngoài những món ăn mang "tinh thần Aloha" của Hawaii, bạn còn có thể tìm thấy món gà katsu của Nhật Bản, đặc sản thịt lợn nướng Quảng Đông - char siu hay gà rán Hàn Quốc, xúc xích Bồ Đào Nha trên thực đơn của nhà hàng. Điều này giúp L&L chiếm được cảm tình của thực khách, từ dân bản địa đến những người nhập cư đang chiếm phần lớn dân số khu vực Hawaii.

Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ - Ảnh 3.

L&L Hawaiian BBQ nhanh chóng chiếm được cảm tình nhờ giá cả phải chăng và thực đơn phong phú, phù hợp với nhiều người dân nhập cư.

Với sự thành công của nhà hàng đầu tiên, Flores cùng người bạn là Johnson tiến hành mở rộng kinh doanh bằng việc cung cấp nhượng quyền thương mại, chủ yếu dành cho các nhân viên có thành tích tốt.

Đến năm 1997, đã có 30 địa điểm trên khắp Hawaii. Nhà hàng cũng đổi tên thành L&L Hawaiian BBQ. Các địa điểm nhượng quyền ở California, Texas, Washington,… sau đó cũng được mở ra.

Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ - Ảnh 4.

Flores và Johnson mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên vào năm 1991.

Đến nay, L&L Hawaiian BBQ đã có hơn 200 nhà hàng nhượng quyền trên toàn nước Mỹ, cung cấp việc làm cho 2.5000 lao động. Doanh thu năm 2018 đạt 98 triệu USD.

"Giấc mơ Mỹ" không còn xa vời

Điều đáng nói là không chỉ mở rộng kinh doanh đơn thuần, Flores đã nỗ lực để tạo cơ hội làm ăn, giúp đỡ những người nhập cư, đặc biệt là người Philipines thoát khỏi tầng lớp thấp kém, vươn lên chạm tới "giấc mơ Mỹ".

Giống như cách các món ăn đã lấy được tình cảm của cư dân sống tại Hawaii, Flores cũng gây dựng được mối quan hệ tốt với cộng đồng người Philipines. Hầu hết các cửa hàng nhượng quyền của L&L BBQ là do người nhập cư tiếp quản.

Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ - Ảnh 5.

Ông cũng đóng vai trò chính trong việc huy động thành công 14,3 triệu USD để thành lập trung tâm Cộng đồng Philippines rộng 50.000 mét vuông. Đây được coi là trung tâm lớn nhất của Philippines tại quốc tế, nhằm hỗ trợ hơn 300.000 người dân nước này đang sống và làm việc tại tiểu bang.

"Tôi làm vậy vì niềm tự hào của người Philippines. Họ đang phải đối mặt với điều kiện kinh tế và địa vị xã hội rất thấp. Tôi tin tưởng vào việc trao quyền chính trị cho cộng đồng và dạy họ kinh doanh để họ có thể sở hữu doanh nghiệp của riêng mình.", Flores chia sẻ.

"Một trong những bài học lớn nhất tôi học được trong kinh doanh là bạn phải làm việc rất chặt chẽ với cộng đồng. Hãy chăm sóc cộng đồng của bạn giống như cách bạn chăm sóc gia đình.", ông nói thêm.

Kinh doanh nhà hàng chỉ là nghề tay trái

Hầu hết mọi người đều biết đến Flores với tư cách là cha đẻ của chuỗi nhà hàng nhượng quyền L&L BBQ nổi tiếng nhưng ít ai biết lĩnh vực kinh doanh chính của ông thực ra là bất động sản.

20 tuổi, ông đã từng mua một bất động sản với giá 2.000 USD và sáu tháng sau bán lại gấp đôi. Đó cũng là khoản tiền giúp ông mua được cửa hàng L&L Dairy tặng mẹ.

Năm 1970, trước khi kinh doanh nhà hàng, ông đã bắt đầu bước chân vào thị trường bất động sản, chia sẻ rằng đó là lĩnh vực yêu thích của mình. Năm 1972, Flores thành lập và điều hành công ty môi giới bất động sản có tên Sun Pacific Realty và hiện còn điều hành một trường đào tạo về lĩnh vực này.

Từng đúp học đến 4 lần, người đàn ông Philipines biến cửa hiệu tạp hóa cũ thành đế chế Fastfood châu Á tại Mỹ - Ảnh 6.

Flores từng nhận nhiều giải thưởng cho những cống hiến cộng đồng của mình.

Flores cũng tích cực hỗ trợ, đóng góp cho các tổ chức văn hóa giáo dục, đặc biệt là cho các chương trình về động sản tại các trường đại học. Năm 1991, Flores được Hiệp hội Môi giới Hawaii đặt tên là "Nhà giáo dục của năm".

Ông được Hawaii  vinh danh là một trong những doanh nhân thành đạt nhất khu vực. Đại học Kinh doanh Shidler cũng lấy tên Flores đặt cho một sân vận động để ghi nhớ những đóng góp mà ông đã cống hiến tại đây.

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
2 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
2 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
3 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Thị trường ngày 25/4: Giá dầu và vàng quay đầu giảm, quặng sắt cao nhất 6 tuần
3 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 24/4, giá dầu và vàng quay đầu giảm, trong khi đồng, thép cây, cà phê, đường và lúa mì... đồng loạt tăng, quặng sắt cao nhất 6 tuần.
Giá USD hôm nay 25/4: Thế giới phục hồi, trong nước "hạ nhiệt"
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 25/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 25/4 hiện đang ở mức 24.264 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.051-25.477 đồng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.