Tuyên bố cắt giảm sản lượng 500.000 thùng để 'đáp trả' châu Âu nhưng lại làm điều ngược lại: Ai tin nổi Nga?

18/02/2023 06:48
Trước lệnh cấm vận dầu từ EU và mức giá trần, Nga đã tuyên bố cắt giảm sản lượng để đáp trả lại phương Tây, tuy nhiên thực tế Nga lại đang làm điều ngược lại.
Tuyên bố cắt giảm sản lượng 500.000 thùng để đáp trả châu Âu nhưng lại làm điều ngược lại: Ai tin nổi Nga? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi Nga tuyên bố vào tuần trước rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu nửa triệu thùng mỗi ngày để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây, đã có sự hoài nghi về việc liệu họ có thực sự lựa chọn như vậy hay không.

Ông Kadri Simson, Ủy viên Năng lượng của EU cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Cairo: “Đó không phải là tự nguyện, mà là do họ bị ép buộc. Họ không có khả năng duy trì khối lượng sản xuất vì họ không được tiếp cận với công nghệ cần thiết.”

Tuy nhiên, dữ liệu từ bên trong nước Nga lại kể một câu chuyện khác.

Các công ty Nga đã tiến hành khoan nhiều nhất tại các mỏ dầu của họ trong hơn một thập kỷ vào năm ngoái, với rất ít dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt quốc tế đã gây tổn hại trực tiếp đến hoạt động thượng nguồn. Điều này giúp giải thích cách sản xuất dầu của quốc gia này phục hồi trong nửa cuối năm 2022 ngay cả khi các hạn chế tiếp theo được áp đặt đối với hoạt động xuất khẩu của nước này.

Ông Vitaly Mikhalchuk, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu tại Business Solutions and Technologies, trước đây là đơn vị tư vấn của Deloitte & Touche cho biết: “Ngành công nghiệp phần lớn vẫn tiếp tục hoạt động như trước đây. Nga đã có thể giữ lại hầu hết năng lực, tài sản và công nghệ dịch vụ dầu mỏ”.

Các công ty lớn của phương Tây bao gồm BP, Shell Plc và Exxon Mobil đã rời bỏ các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào nước này. Một số nhà cung cấp dịch vụ quốc tế lớn đã làm theo họ. Châu Âu cũng đưa ra hạn chế xuất khẩu toàn diện đối với thiết bị, công nghệ và dịch vụ cho ngành năng lượng ở Nga.

Tuy nhiên, theo dữ liệu ngành hàng mà Bloomberg có được, các giàn khoan dầu của Nga đã khoan tổng độ sâu hơn 28.000 km vào năm ngoái, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Dữ liệu cho thấy tổng số giếng khoan bắt đầu hoạt động đã tăng gần 7% lên trên 7.800 giếng, với hầu hết các công ty dầu mỏ chủ chốt đều tăng trưởng mạnh so với năm trước đó.

Tuyên bố cắt giảm sản lượng 500.000 thùng để đáp trả châu Âu nhưng lại làm điều ngược lại: Ai tin nổi Nga? - Ảnh 2.

Sản lượng khoan dầu của Nga vẫn đang tăng mạnh. Đồ họa: Bloomberg

Những yếu tố giúp Nga duy trì sản lượng cao

Theo dữ liệu từ Vygon Consulting, các nhà cung cấp quốc tế hàng đầu chỉ chiếm 15% tổng phân khúc dịch vụ dầu khí của đất nước vào năm 2021. Các nhà sản xuất trong nước như Rosneft PJSC, Surgutneftegas và Gazprom chiếm phần lớn thị trường.

Thứ hai, một số nhà cung cấp dịch vụ dầu quan trọng nhất của phương Tây đã không rời khỏi đất nước. SLB và Weatherford International tiếp tục hoạt động tại Nga với một số hạn chế.

Giám đốc điều hành SLB - ông Olivier Le Peuch đã tiết lộ vào tháng 7 rằng cấu trúc công ty độc đáo của công ty ông giúp công ty linh hoạt làm việc ở Nga trong khi vẫn tuân thủ đầy đủ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.

Thứ ba, hai gã khổng lồ trong ngành dịch vụ dầu mỏ đã rời khỏi Nga - Halliburton và Baker Hughes - đã bán các hoạt động kinh doanh trong nước của họ cho chính quyền địa phương.

Kể từ khi chạm mức thấp sau chiến tranh là 10,05 triệu thùng/ngày vào tháng 4, sản lượng dầu của Nga đã phục hồi lên khoảng 10,9 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022 và duy trì gần mức đó vào tháng 1. Một vài tuần sau khi xảy ra xung đột, các khách hàng đã tẩy chay dầu Nga, làm tăng tồn kho dầu thô đến mức nước này buộc phải cắt giảm sản lượng khoảng 500.000 thùng mỗi ngày.

Tuyên bố cắt giảm sản lượng 500.000 thùng để đáp trả châu Âu nhưng lại làm điều ngược lại: Ai tin nổi Nga? - Ảnh 3.

Sản lượng dầu của Nga vẫn tăng sau khi bị trừng phạt. Đồ họa: Bloomberg

Tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của EU vào ngày 5 tháng 12 đã gây ra những vấn đề tương tự, với sản lượng của Nga giữ ổn định trong hai tháng kể từ đó. Vẫn còn sớm để đánh giá tác động đầy đủ của lệnh cấm mua nhiên liệu tinh chế của Nga vào ngày 5 tháng 2, bao gồm cả dầu diesel - vốn là thị trường lớn nhất của châu Âu.

Tỷ lệ xử lý tại các nhà máy lọc dầu của Nga trong 8 ngày đầu tháng 2 cao hơn khoảng 2% so với mức của tháng 1, chỉ hơn 5,8 triệu thùng mỗi ngày. Công suất dự phòng trong kho dự trữ dầu của nước này là trên 25 triệu thùng tính đến ngày 10/2, lớn hơn nhiều so với 20 triệu thùng vào năm ngoái khi nước này buộc phải cắt giảm sản lượng.

Ngay cả khi các biện pháp trừng phạt công nghệ hạn chế hoạt động ở các hồ chứa khó khăn hơn, thì hiện tại Nga vẫn có đủ trữ lượng truyền thống để duy trì dòng chảy của dầu.

Katona cho biết: “Sản xuất của Nga có thể được duy trì quanh mức sản lượng hiện tại trong ít nhất 4-5 năm” trên cơ sở kỹ thuật.

Theo Bloomberg, FT

Tin mới

Giá cà phê Robusta lao dốc
5 giờ trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
5 giờ trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
5 giờ trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
4 giờ trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.
Xoài Trung Quốc tràn ngập chợ
3 giờ trước
Chỉ mới 2 tháng đầu mùa, đã có hơn 300 tấn xoài Trung Quốc đổ bộ về TP HCM giữa lúc xoài Việt Nam đang thu hoạch rộ

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.458.744 VNĐ / tấn

166.60 JPY / kg

2.29 %

- 3.90

Đường

SUGAR

9.662.013 VNĐ / tấn

16.91 UScents / lb

1.80 %

- 0.31

Cacao

COCOA

250.931.299 VNĐ / tấn

9,682.00 USD / mt

0.59 %

- 57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

200.868.167 VNĐ / tấn

351.55 UScents / lb

2.36 %

- 8.51

Gạo

RICE

15.884 VNĐ / tấn

13.47 USD / CWT

1.09 %

+ 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.984.839 VNĐ / tấn

1,048.50 UScents / bu

1.32 %

- 14.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.394.981 VNĐ / tấn

293.85 USD / ust

0.83 %

- 2.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

'Ruby đỏ' của Việt Nam ngon đến mức người Trung Quốc cũng phải tấm tắc khen: chuẩn bị xuất khẩu hàng nghìn tấn, chất lượng hàng đầu thế giới
3 giờ trước
Có sản lượng lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu loại quả này từ Việt Nam.
Trung Quốc sắp mở ‘luồng xanh’ cho nông sản Việt Nam
2 giờ trước
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa có buổi làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và thống nhất thiết lập cơ chế “luồng xanh nông sản” Việt Nam, nhằm ưu tiên thông quan nhanh tại cửa khẩu cho các mặt hàng quả tươi trong mùa thu hoạch cao điểm.
Hơn 2.000 tấn vải thiều dự kiến được xuất khẩu
5 phút trước
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà sẽ xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá rẻ kỷ lục - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn phải chi tiền nhập khẩu
52 phút trước
Việt Nam đã chi hơn 700 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm.