Tỷ phú nắm trong tay nhiều công ty SPAC nhất thế giới

10/08/2021 17:13
Alec Gores có trong tay tới 13 công ty SPAC, nhiều hơn bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào trên thế giới.

Năm 2015, tỷ phú đầu tư Alec Gores lần đầu tiên thử thực hiện vụ IPO bằng hình thức sáp nhập ngược (reverse-merger IPO) của mình. Từ đó đến nay, ông liên tục theo sát sự phát triển của mô hình niêm yết qua SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) và trong 2 năm gần đây, khi làn sóng SPAC bùng nổ khắp thế giới, Alec Gores đã có trong tay tới 13 công ty SPAC, nhiều hơn bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào trên thế giới.

Có thể nói, tỷ phú Alec Gores là một tay chơi kỳ cựu khi đề cập tới mô hình niêm yết qua SPAC. Ông có niềm tin rất sớm với phương thức niêm yết vốn bị chỉ trích là “đi tắt” quy trình IPO truyền thống này. Khác với nhiều nhà đầu tư SPAC khác, tập đoàn Gores Group của ông tự đổ tiền vào các thỏa thuận SPAC và đôi khi còn đạt được thỏa thuận với giá đề xuất thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác.

“Chúng tôi đang xây dựng mô hình nhượng quyền kinh doanh", tỷ phú Alec Gores cho hay. “Chúng tôi cũng đang phát triển một sách lược hoạt động mà mỗi ngày đều được cải thiện để trở nên hoàn thiện hơn".

Tin vào bản năng

Năm ngoái, tỷ phú Alec Gores đã tiếp xúc với Austin Russell, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Luminar Technologies, công ty phát triển cảm biến cho xe tự lái. Sau nhiều lần đàm phán, Austin Russell chấp thuận tiến hành IPO thông qua việc sáp nhập với một SPAC thuộc Gores Group, qua đó nâng mức định giá Luminar Technologies lên 2,9 tỷ USD.

“Chúng tôi không mua lại cậu", tỷ phú Alec Gores kể lại những lời đã nói với Austin Russell khi đó. “Cậu chỉ đang bán một phần cổ phần công ty để có được số tiền hoàn thành ước mơ của mình mà thôi". Sau khi thỏa thuận hoàn tất vào tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu của Luminar Technologies đã tăng mạnh, nâng mức định giá của công ty tới nay vượt ngưỡng 9 tỷ USD.

Gần đây nhất, tỷ phú Alec Gores đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập SPAC trị giá 8,5 tỷ USD với một công ty tái chế kim loại thuộc Ardagh Group.

Alec Gores thừa nhận, trong quá trình thẩm định các thương vụ SPAC tiềm năng, ông thường tuân theo bản năng của mình và rất coi trọng việc tiếp xúc trực tiếp với nhà sáng lập startup.

“Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng tôi thấy hài lòng với mối quan hệ hợp tác này", tỷ phú Gores cho hay.

Ngoài 2 thương vụ kể trên, tỷ phú 68 tuổi cũng là người đứng sau một loạt thỏa thuận sáp nhập SPAC khác như công ty Hostess Brands chuyên sản xuất bánh Twinkie, công ty dữ liệu không gian Matterport, công ty cho vay thế chấp trực tuyến United Wholesale Mortgage.

“Bất cứ khi nào đội nhóm làm việc của Alec Gores lập một SPAC mới, nhiều công ty muốn thực hiện thỏa thuận sáp nhập đã chờ sẵn", Kristi Marvin, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của SPACInsider nói. “Họ có đủ kinh nghiệm và uy tín khiến hầu hết các nhà đầu tư đều muốn cùng tham gia".

Tiến vào sân chơi SPAC

Là con út trong gia đình 6 anh em, Alec Gores theo gia đình nhập cư vào Mỹ năm 1968. Ông học Đại học Western Michigan, chuyên ngành máy tính và được nhận vào General Motors sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Alec Gores quyết định nghỉ việc, tự thành lập công ty buôn bán và phân phối máy tính. Năm 1978, ông bán công ty với giá 2 triệu USD và sử dụng số tiền đó xây dựng một công ty chuyên mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Vào những năm 2010, ông bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Một số nhân viên của ông đã gợi ý về mô hình SPAC. Dù còn đôi chút nghi ngờ, song tỷ phú Gores vẫn bị hấp dẫn bởi ý tưởng này và quyết định trình bày nó với các quỹ đầu cơ. Sau nhiều ngày làm việc, Gores đã nhận được cam kết hỗ trợ lên tới hàng trăm triệu USD.

Năm 2016, tỷ phú Gores sáp nhập công ty SPAC đầu tiên của mình với Hostess – công ty được Apollo Global Management mua lại sau khi phá sản, đồng thời, như một phần thỏa thuận, thực hiện thương vụ đầu tư PIPE (đầu tư tư nhân vào cổ phần đại chúng) đầu tiên của mình khi mua vào một phần cổ phiếu của Apollo Global Management. Kể từ đó, PIPE cũng trở thành trụ cột trong nhiều thương vụ SPAC của Gores Group.

Thương vụ SPAC thứ hai và thứ ba của tỷ phú Alec Gores được tiến hành với hai công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ đầu tư tư nhân Platinum Equity do anh trai ông điều hành. Điều này khiến một số nhân viên của Gores Group tỏ ra lo lắng rằng Gores có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mục tiêu bên ngoài các mối quan hệ của mình. Song, theo lời phát ngôn viên của Gores Group, hai vụ sáp nhập này đều hợp lý bởi một số công ty trong danh mục đầu tư của Platinum Equity rất phù hợp với quan điểm đầu tư của tập đoàn. Không những thế, các quỹ đầu tư tư nhân ở thời điểm đó không cởi mở, chào đón các SPAC như hiện nay.

Dẫu vậy, hai thương vụ SPAC này lại có kết quả trái ngược nhau. Thương vụ thứ nhất là với tập đoàn Verra Mobility, được thực hiện vào tháng 10/2018. Sau khi IPO thông qua SPAC, giá cổ phiếu của tập đoàn này đã tăng gần 50%. Thương vụ thứ hai là với công ty PAE, hoàn tất vào tháng 2/2020. Cổ phiếu của công ty này hiện giảm khoảng 10% kể từ thời điểm IPO.

Mục tiêu trong tương lai

Bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19, năm 2020, thế giới vẫn chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng SPAC. Tính từ đầu năm tới nay, các SPAC đã huy động được số tiền lên tới hơn 100 tỷ USD.

Theo sự bùng nổ của thị trường SPAC, tỷ phú Alec Gores nhận thấy làn sóng này đã dần len lỏi khắp các lĩnh vực, khi hàng loạt các doanh nghiệp như công ty không gian Virgin Galactic Holdings của Richard Branson và công ty thể thao DraftKings cũng tiến hành sáp nhập với các SPAC.

“Tôi đang chú ý đến những gì người khác đang làm. Tôi luôn chỉ là một sinh viên ở sân chơi này", vị tỷ phú 68 tuổi chia sẻ. “Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình có thể xây dựng một mô hình nhượng quyền thương mại thực sự trên thị trường SPAC".

Lĩnh vực mới nhất mà tỷ phú Alec Gores đang hướng đến là các công ty công nghệ và công ty công nghệ sinh học đang được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn. Ông đã thuê hai giám đốc điều hành cấp cao từng làm việc cho quỹ Vision Fund của SoftBank; hợp tác với các công ty khác, bao gồm cả Guggenheim Partners, để tiến hành các thương vụ SPAC mới. Cùng với đó, vị tỷ phú này hiện đang xem xét mở rộng sang nhiều ngành hơn, bao gồm thể thao và giải trí, cũng như các khu vực địa lý mới bao gồm châu Âu và châu Á.

“Tôi tập trung 100% năng lượng của mình vào việc này", tỷ phú Alec Gores nói. “Tôi muốn trở thành người giỏi nhất thế giới trên sân chơi SPAC”.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
7 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
6 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
6 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
5 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
4 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
6 giờ trước
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
SHB đặt mục tiêu lợi nhuận 11.286 tỷ đồng, trả lời nhiều vấn đề "nóng" tại Đại hội cổ đông năm 2024
7 giờ trước
Chiều nay (25/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - Mã: SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án chia cổ tức và phương án tăng vốn điều lệ.
PVcomBank lần thứ năm liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
7 giờ trước
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 – nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đồng thời đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp Ngân hàng được vinh danh trong “Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
7 giờ trước
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.