Ứng phó dịch Covid-19, doanh nghiệp lên mạng bán... đồ gỗ

14/04/2020 07:00
(Dân Việt) Dịch Covid-19 đã để lại những tác động vô cùng to lớn đến ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, không chỉ các doanh nghiệp mà nhiều làng nghề, nông dân trồng rừng đã phải hứng chịu những thiệt hại không thể đong đếm. Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, đây là lúc các doanh nghiệp buộc phải đổi mới.

Đứt gãy chuỗi cung ứng

“Đến giờ này thì toàn bộ thị trường lớn hầu như đã mất, Mỹ và EU đã đóng băng hoàn toàn; Nhật Bản, Hàn Quốc còn nhập lác đác. Trung Quốc bắt đầu mở lại nhưng chắc chắn còn lâu mới quay trở lại được bình thường” - ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Dương than thở.

Covid-19 đã thực sự khiến một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt 12 tỷ USD, chưa bao giờ cảm thấy khó khăn đến thế.

ung pho dich covid-19, doanh nghiep len mang ban... do go hinh anh 1

Chế biến gỗ tại Công ty CP Woodsland (Tuyên Quang).  Ảnh: Viforest

Theo ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ - doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu gỗ dán sang Hàn Quốc và Nhật Bản (và xuất khẩu dao dĩa gỗ sang EU), trước dịch Covid-19, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu 50 container hàng. Hiện lượng xuất khẩu chỉ còn 5 container mỗi tháng, công ty cũng chưa nhận được đơn hàng từ tháng 5 trở đi.

Thị trường xuất khẩu đóng băng, các đơn hàng bị hủy hoặc chậm làm tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu phải thu hẹp quy mô sản xuất. Thông tin từ Công ty TNHH Juma Phú Thọ - một trong những công ty sản xuất và xuất khẩu gỗ dán lớn nhất tại Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 30% trong tổng lượng gỗ dán xuất khẩu của cả Việt Nam vào Mỹ cho biết, trước dịch lượng xuất được khoảng 450 container mỗi tháng, tuy nhiên hiện co hẹp lại chỉ còn khoảng 200 container.

Theo ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Lâm Việt, trước khi dịch xảy ra, công ty sử dụng 1.000 lao động để làm đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU với lượng xuất khẩu bình quân 150 container mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 triệu USD/năm. Tuy nhiên, trong bối cạnh dịch bệnh và nguồn tài chính đầu vào không còn, công ty đã phải giảm 300 lao động vào cuối tháng 3 vừa rồi và giảm tiếp thêm 300 lao động vào đầu tháng 4. Lượng lao động hiện còn lại chỉ là 400.

ung pho dich covid-19, doanh nghiep len mang ban... do go hinh anh 2

Dây chuyền chế biến tại Công ty Fusion (Bắc Ninh). 

Thị trường xuất khẩu đóng băng tác động trực tiếp đến hệ thống xưởng xẻ gỗ. Ông Nguyễn Văn Thái - chủ xưởng xẻ Tây Cốc tại Đoan Hùng, Phú Thọ cho biết, hiện lượng hàng của xưởng đã giảm đi khoảng 50 - 60% so với thời kỳ trước dịch. Trong khi đó, giá gỗ keo tròn mua đầu vào hiện đang giảm 100.000 đồng/tấn.

Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã thành lập nhóm trên Zalo, Viber và Facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên đang tham gia vào các nhóm bán hàng này.

Đổi cách bán hàng

Theo ông Điền Quang Hiệp, hiện cộng đồng doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các sáng kiến để tồn tại và chuẩn bị để quay trở lại sau dịch. Một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình tại các làng nghề, với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online.

Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã thành lập nhóm trên Zalo, Viber và Facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên đang tham gia.  Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng (Hà Nội).

Theo ông Nguyễn Duy Khiêm - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát tại xã Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), công ty hiện hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online, qua Zalo, Viber và sản xuất theo các đơn đặt hàng từ các nhóm này.

Một số cơ sở sản xuất chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, sản xuất các mặt hàng thay thế các mặt hàng trước đó được nhập khẩu tại thị trường nội địa. Ví dụ, Công ty TNHH Hoàng Phát hiện đang nghiên cứu về các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em…

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng cho biết: “Trong khi hầu hết doanh nghiệp trong ngành đang thu hẹp quy mô sản xuất, một số doanh nghiệp hoạt động bình thường, lý do là bởi các doanh nghiệp này đi vào các dòng sản phẩm có độ ổn định rất lớn, tại các thị trường trọng điểm”.

Ngoài ra, việc tìm về thị trường nội địa cũng là giải pháp của ngành chế biến gỗ lúc này. Điều này cho thấy Chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành gỗ của Việt Nam cần dành sự quan tâm xứng đáng cho thị trường nội địa. Nói cách khác, chiến lược phát triển ngành gỗ không chỉ chú trọng vào mở rộng xuất khẩu mà cần có các cơ chế, chính sách và hoạt động nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn:

Đánh giá đúng tình hình, không bi quan

Bây giờ không phải là lúc DN nghĩ đến chuyện đóng cửa rồi phá sản mà phải có tư tưởng tìm cơ trong nguy, ổn định duy trì phát triển trong tương lai. Mặc dù khó khăn nhưng ngành vẫn có dư địa phát triển tốt, tiềm năng nâng cao chuỗi giá trị. Hiện nay, khả năng nếu dịch Covid-19 qua đi, nhất là ở thị trường chủ chốt thì khả năng chúng ta vẫn đạt được mục tiêu 12 tỷ USD.

Theo tôi, ngành công nghệ chế biến gỗ phải tập trung 4 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, dứt khoát cơ cấu lại san phẩm xuất khẩu; cơ cấu sản phẩm gỗ phải thay đổi, xuất khẩu sang Mỹ, EU chủ yếu là bàn trang điểm, dụng cụ pòng bếp, phòng tắm chiếm 60%, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%, đây là dư địa lớn.

Thứ hai, làm mạnh mẽ hơn liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung. Phải đẩy mạnh việc sản xuất phụ liệu trong nước.

Thứ ba, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, từ ứng dụng giống, chế biến, bán hàng online. Đây là điều bắt buộc phải làm

Thứ tư, thiết lập và thực thi cho bằng được hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, chống được cả chuyển giá. Phải minh bạch nguồn gốc ván dán vì năng lực lớn nhưng không được để “con sâu làm rầu nồi canh” thì mới giữ được uy tín.

Tin mới

Giá cà phê Robusta lao dốc
3 giờ trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
2 giờ trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
2 giờ trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
17 phút trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.
Xoài Trung Quốc tràn ngập chợ
6 phút trước
Chỉ mới 2 tháng đầu mùa, đã có hơn 300 tấn xoài Trung Quốc đổ bộ về TP HCM giữa lúc xoài Việt Nam đang thu hoạch rộ

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.458.744 VNĐ / tấn

166.60 JPY / kg

2.29 %

- 3.90

Đường

SUGAR

9.662.013 VNĐ / tấn

16.91 UScents / lb

1.80 %

- 0.31

Cacao

COCOA

250.931.299 VNĐ / tấn

9,682.00 USD / mt

0.59 %

- 57.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

200.868.167 VNĐ / tấn

351.55 UScents / lb

2.36 %

- 8.51

Gạo

RICE

15.884 VNĐ / tấn

13.47 USD / CWT

1.09 %

+ 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.984.839 VNĐ / tấn

1,048.50 UScents / bu

1.32 %

- 14.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.413.551 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.24 %

+ 0.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

'Ruby đỏ' của Việt Nam ngon đến mức người Trung Quốc cũng phải tấm tắc khen: chuẩn bị xuất khẩu hàng nghìn tấn, chất lượng hàng đầu thế giới
59 phút trước
Có sản lượng lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu loại quả này từ Việt Nam.
Trung Quốc sắp mở ‘luồng xanh’ cho nông sản Việt Nam
45 phút trước
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa có buổi làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và thống nhất thiết lập cơ chế “luồng xanh nông sản” Việt Nam, nhằm ưu tiên thông quan nhanh tại cửa khẩu cho các mặt hàng quả tươi trong mùa thu hoạch cao điểm.
Hơn 2.000 tấn vải thiều dự kiến được xuất khẩu
2 giờ trước
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà sẽ xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá rẻ kỷ lục - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn phải chi tiền nhập khẩu
4 giờ trước
Việt Nam đã chi hơn 700 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm.