Ưu đãi thuế tại đặc khu sẽ tạo “vùng trũng” cho doanh nghiệp né thuế?

24/05/2018 19:57
Nhiều chuyên gia lo ngại các chính sách ưu đãi thuế trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ tạo ra “vùng trũng” cho DN né thuế.

Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) đang chờ Quốc hội phê duyệt tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý chính thức cho sự ra đời và phát triển của ba đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Sau khi được thành lập, các đặc khu này sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế, đồng thời, đây cũng sẽ là nơi thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, trong đó có ưu đãi thuế chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư.

Nguy cơ tạo thành “vùng trũng” về thuế

Đánh giá về những ưu đãi thuế trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao chương trình quản trị của tổ chức Oxfam cho rằng, những ưu đãi của Chính phủ về thuế trong đặc khu kinh tế chưa thực sự phù hợp.

Ưu đãi thuế tại đặc khu sẽ tạo “vùng trũng” cho doanh nghiệp né thuế? - Ảnh 1.

Ưu đãi về thuế không nên là ưu tiên hàng đầu tại các đặc khu kinh tế (Ảnh minh họa: KT)


Theo bà Nguyễn Thu Hương, những bất bình đẳng trong nghĩa vụ đóng thuế đang là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề bất bình đẳng toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Người dân và những DN nhỏ đang phải cõng gánh nặng thuế thay cho các DN, tập đoàn lớn.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tại Việt Nam, trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tới 45,9% lợi nhuận toàn bộ các loại hình doanh nghiệp, bộ phận này lại đóng số thuế thấp nhất trong các thành phần kinh tế.

Đại diện Oxfam cho rằng, các chính sách ưu đãi thuế trong dự thảo là không cần thiết vì các lĩnh vực ưu đãi không có gì mới so với những lĩnh vực Chính phủ đã ưu đãi ở các luật khác.

“Các ngành công nghiệp nằm trong đề xuất ưu tiên của các đặc khu gần như trùng lặp với các ngành ưu tiên của các Khu công nghệ cao và các Khu kinh tế khác đã triển khai ở Việt Nam. Do đó, các ưu đãi thuế của dự thảo Luật này sẽ làm nảy sinh nguy cơ tạo ra một “vùng trũng” tại các đặc khu và chỉ thu hút được chính các nhà đầu tư tiềm năng hiện có, chứ không thu hút những nhà đầu tư mới hoàn toàn. Những DN đã và đang xem xét đầu tư vào các vùng khác của Việt Nam sẽ chuyển đầu tư vào đặc khu thay vì đầu tư vào vùng khác”, bà Hương chỉ rõ.

Ngoài ra, ưu đãi cao hơn về thuế trong đặc khu sẽ đặt các DN bên ngoài đặc khu thêm phần bất lợi, lâu dài sẽ làm thiệt hại tới tổng thể nền kinh tế Việt Nam.

“Các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam thất thu 100 tỷ USD/năm do các hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Chúng tôi lo ngại Dự thảo Luật sẽ tạo ra một “vùng trũng” về thuế ngay trong chính Việt Nam, không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đa quốc gia chuyển giá, mà chính các DN Việt Nam có thể né thuế bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp nằm ngoài đặc khu sang các DN trong đặc khu”, bà Nguyễn Thu Hương lo ngại.

Cần xem xét cẩn trọng

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các chính sách ưu đãi được đề xuất trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đều là những ưu đãi dựa trên lợi nhuận mà nhiều quốc gia không còn sử dụng nữa. Hiện hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ hết ưu đãi thuế thu nhập DN, thay vào đó chuyển sang ưu đãi bằng sự thông thoáng trong tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường…

Ưu đãi thuế tại đặc khu sẽ tạo “vùng trũng” cho doanh nghiệp né thuế? - Ảnh 2.

Bắc Vân Phong - nơi được kỳ vọng sẽ trở thành đặc khu kinh tế nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 10. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)


“Trong 30 năm thu hút đầu tư, Việt Nam chưa có một đánh giá đầy đủ về ưu đãi thuế đã đưa ra tạo được lực hút như thế nào. Giờ ở các đặc khu, chúng ta lại có ưu đãi thuế lớn hơn so với các doanh nghiệp FDI. Điều này có nên hay không? Chúng ta nên thận trọng từ khi xem xét về Luật Đặc khu kinh tế để có sự hoàn chỉnh, đồng bộ đối với hoạt động của đặc khu trong tương lai. Những đặc khu phải trở thành động lực kinh tế lớn trong vài chục năm chứ không phải 2, 3 năm”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính nhấn mạnh.

PGS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Chính phủ, Bộ Tài chính và cơ quan thuế cần nghiên cứu, rà soát lại toàn bộ những ưu đãi đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó có những chính sách phù hợp với thế giới.

“Việc chuyển giá đã rất trầm trọng ở Việt Nam trong thời gian qua, nếu chúng ta tạo ra những vùng trũng về mặt chính sách thuế, thì chuyển giá có thể sẽ tiếp tục trở thành bệnh nan y không chỉ là đối với thuế, mà trở thành bệnh nan y với cả nền kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm mọi cách để chuyển giá dưới các hình thức khác nhau”, ông Thịnh lo ngại.

Một vấn đề cũng khiến nhiều chuyên gia băn khoăn là các ngành mới được hưởng ưu đãi thuế trong dự thảo là bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, sòng bạc. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về mục tiêu chính sách, bởi chưa có ưu đãi mà các ngành này đã thu hút đầu tư mạnh mẽ và rất nhiều các khu du lịch, khách sạn, resort đã được đầu tư ở Phú Quốc, Vân Đồn, Quảng Ninh. Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ưu đãi cho những ngành này là ưu đãi thừa. Trong khi đó, Việt Nam cần nhất là công nghệ cao thì chưa thu hút được.

“Đặc khu kinh tế là một phòng thí nghiệm về thể chế. Chúng ta đưa ra thể chế mới là thể chế gì, nhất là trong điều kiện đang cải thiện mạnh mẽ về thể chế để đảm bảo tương ứng với các cam kết hội nhập mà Việt Nam tham gia. Việt Nam rất cần thể nghiệm đặc khu kinh tế ở cái đó, chứ không phải đưa ra hàng loạt ưu đãi”, bà Lan khẳng định./.


Tin mới

Giá cà phê Robusta lao dốc
4 giờ trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
4 giờ trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
4 giờ trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
3 giờ trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.
Xoài Trung Quốc tràn ngập chợ
2 giờ trước
Chỉ mới 2 tháng đầu mùa, đã có hơn 300 tấn xoài Trung Quốc đổ bộ về TP HCM giữa lúc xoài Việt Nam đang thu hoạch rộ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
16 giờ trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
20 giờ trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.
Tổng thống Donald Trump: 'Mỹ muốn sản xuất những thứ lớn lao chứ không phải giày thể thao hay áo phông' - Cơ hội lớn cho Việt Nam với 2 ngành hàng tỷ đô?
1 ngày trước
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở 2 mặt hàng chủ lực này.