Vì sao đưa vải Lục Ngạn sang Nhật mất tới 5 năm?

15/07/2020 10:34
Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản kể lại, chuyên gia phía Nhật Bản đã phải bay một mình trên chuyến chở hàng để sang Việt Nam kiểm định, giám sát những khâu cuối cùng của việc xuất khẩu vải Lục Ngạn trong mùa Covid-19.

Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ, xuất khẩu vải sang Nhật Bản phải trải qua một quy trình rất phức tạp. "Công việc này sẽ do Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi với vai trò là cầu nối giữa hai chính phủ với nhau, thúc đẩy quá trình đàm phán. Từng giai đoạn đều phải có liên hệ với phía Nhật Bản - Bộ Nông lâm nghiệp Nhật Bản" - ông Minh nói. 

Ngày 8/7/2015, Cục Bảo vệ Thực vật liên hệ với Cục An toàn Thực phẩm và Tiêu dùng của Nhật Bản đưa ra mặt hàng có nhu cầu xem xét để xuất khẩu và được phía Nhật chấp nhận xem xét. Sau đó, ngày 20/7/2015, phía Việt Nam sẽ phải thông báo cho phía Nhật kế hoạch thực hiện, điều tra, tiến hành khảo sát, lập danh sách sâu bệnh với quả vải và phía Nhật sẽ xem xét kiểm tra.

Ngày 5/2/2016, sau khi xác nhận hoàn tất kiểm tra dữ liệu thực nghiệm và dữ liệu điều tra, nếu thấy quả vải có sâu bệnh, phía Nhật Bản sẽ đưa ra kỹ thuật, công nghệ để cùng Việt Nam trao đổi xử lý. Khâu này, theo ông Minh là tương đối phức tạp, tốn kém và mất thời gian. Ông lấy ví dụ, quả thanh long trước đây khi phía Nhật đưa ra công nghệ xử lý ruồi đục quả, công nghệ này tốn kém tới mức phải dùng vốn ODA và mất tới 3 năm để thử nghiệm từ khâu trồng trọt đến xử lý côn trùng.

Vì sao đưa vải Lục Ngạn sang Nhật mất tới 5 năm? - Ảnh 1.

Còn với quả vải, tới năm 2017, phía Nhật Bản và Việt Nam vẫn chưa biết dùng phương pháp gì. Lý do là quả vải tính chất khác thanh long cũng như xoài. Quả vải lúc thu hoạch phải là quả chín, có vỏ rất mỏng. Khi bị tác động vào, quả vải sẽ thay đổi màu sắc và hương vị.

Cuối cùng, phía Việt Nam cũng đưa ra được phương án tối ưu và đề xuất và được phía Nhật bản chấp nhận. Phương pháp này là xông hơi khử trùng bằng methyl bromide.

Đến ngày 24/4/2018, khi nhận được kết quả thông báo của toàn bộ quá trình thử nghiệm, thực địa, thực tế tại vùng trồng, phía Nhật mới bắt đầu xem xét, lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà chuyên môn Nhật Bản. Giai đoạn này cũng mất khoảng 6 tháng - 1 năm. 

Bước cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các quá trình thử nghiệm sâu bệnh, thực nghiệm hiện trường, xem xét hồ sơ... phía Nhật Bản sẽ đưa thông tin rộng rãi tới người tiêu dùng, cộng đồng Nhật Bản để xem họ có đón nhận quả vải hay không. 

Tổng thời gian cho việc này, theo ông Minh, cũng tùy vào việc loại quả đó có nhiều côn trùng phải xử lý hay không, và thường mất từ 3-5 năm. Các đoàn cấp cao sang thăm Nhật Bản, mỗi chuyến thăm đều thúc đẩy đàm phán việc xuất khẩu. 

"Việc trao đổi kỹ thuật rất mất công sức và thời gian. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng việc chúng tôi làm là làm thế nào để hình ảnh quả vải tạo ra được âm hưởng đến nhiều người tiêu dùng, nhiều người dân Nhật Bản. Họ biết được quả vải, biết cách ăn quả vải như thế nào và bảo quản quả vải ra sao. 

Chúng tôi cũng phải tìm kiếm nhà nhập khẩu. Trong thời gian từ 2018 đến 2019, tôi đã 3 lần đưa các nhà nhập khẩu về Việt Nam, đến làm việc với đầu cầu Lục Ngạn, giới thiệu công nghệ bảo quản quả vải trong quá trình xuất khẩu. Công nghệ đó chưa được sử dụng nhưng chúng tôi mong rằng trong mùa vải năm sau, chúng ta cũng cần đưa công nghệ bảo quản quả vải từ khâu thu hoạch đến công nghệ sau thu hoạch, trong quá trình vận chuyển quả vải từ Việt Nam sang Nhật Bản" - ông Minh tâm sự.

Vì sao đưa vải Lục Ngạn sang Nhật mất tới 5 năm? - Ảnh 2.

"Chúng tôi mong muốn quả vải khi bày lên kệ siêu thị vẫn sẽ giữ được độ tươi và thơm ngon để người tiêu dùng không chỉ mua trong 1 ngày, 2 ngày mà có thể bày trong cả mùa vụ mà Việt Nam đang thu hoạch" - ông nói thêm.

Trong giai đoạn cuối, khi quả vải chuẩn bị sang được Nhật Bản, việc xuất khẩu cần có sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản trong khâu cuối cùng: khử trùng, đóng gói, đóng dấu chứng nhận khi xuất khẩu của Nhật. Thời điểm này, do dịch Covid-19, phía Nhật Bản cũng không biết phải xoay sở thế nào vì quy định xuất nhập khẩu khi đó rất chặt chẽ. Họ cũng không có chuyên gia nào dám xung phong sang Việt Nam vì thời điểm đó Việt Nam cũng có trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Các chuyên gia đều phải về nước, họ không thể quay lại Việt Nam trong thời điểm rủi ro như vậy. 

Trước tình hình đó, phía Đại sứ quán cũng liên hệ với Bộ Nông lâm nghiệp Nhật Bản tìm cách hỗ trợ, hướng dẫn chuyên gia sang Việt Nam. Thời điểm đó cũng không có chuyến bay thương mại sang Việt Nam. Vậy làm cách nào để chuyên gia sang kịp khi mùa thu hoạch vải đã đến? Chỉ cần chậm 1 tuần thì không kịp để vải sang Nhật được nữa. 

"Lúc đó, chúng tôi cũng trao đổi với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Nhật Bản, đưa chuyên gia lên chuyến bay, mà chuyến đó chỉ có một mình chuyên gia. Và đó là chuyến bay chở hàng. Chuyên gia sang cũng đã được Cục Bảo vệ Thực vật và các đại diện của Lục Ngạn đón tiếp và cách ly theo đúng quy định 14 ngày. Đến ngày 18/6, chuyên gia mới bắt đầu triển khai công việc giám sát kiểm định quả vải" - ông Minh nói. 

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
34 phút trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
2 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II
2 giờ trước
UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc (Long An).
Một khu vực có nhu cầu nhập khẩu 1.500 tỷ USD đến TP.HCM tìm nhà cung cấp
2 giờ trước
Khu vực Mỹ Latinh có 33 quốc gia, dân số hơn 670 triệu người, GDP khoảng 6.500 tỷ USD và nhu cầu nhập khẩu lên tới gần 1.500 tỷ USD. Các nhà bán lẻ hàng đầu khu vực sẽ đến TP.HCM tìm nhà cung cấp Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi NHNN chốt thông tin đấu thầu
2 giờ trước
Thông tin sẽ đấu thầu vàng miếng vào ngày thứ 2 tuần tới đã khiến mặt hàng này hạ nhiệt. Đối với vàng miếng SJC, giá vàng hôm nay ghi nhận quay đầu giảm trên toàn quốc. Trong khi đó, vàng nhẫn vẫn theo đà vàng thế giới tăng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.408.312 VNĐ / tấn

161.80 JPY / kg

0.50 %

+ 0.80

Đường

SUGAR

11.089.999 VNĐ / tấn

19.80 UScents / lb

1.07 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

296.510.541 VNĐ / tấn

11,671.00 USD / mt

5.76 %

+ 636.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

134.592.264 VNĐ / tấn

240.30 UScents / lb

-0.41 %

- -1.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.739.933 VNĐ / tấn

1,150.50 UScents / bu

1.52 %

+ 17.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.619.735 VNĐ / tấn

343.50 USD / ust

1.63 %

+ 5.50

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.868.483 VNĐ / tấn

44.40 UScents / lb

0.63 %

+ 0.28

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
4 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.
Không phải cà phê, loại hạt này tăng giá điên cuồng hơn cả vàng, Bitcoin: thị trường khan hiếm, Việt Nam là nhà sản xuất lớn thứ 10 thế giới
4 giờ trước
Giá loại hạt này đã liên tục lập kỷ lục từ đầu năm.
Việt Nam đang nắm giữ 1/10 kho báu này của thế giới: Trung Quốc giá nào cũng mua, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
9 giờ trước
Riêng trong tháng 3, Việt Nam đã thu về hơn 180 triệu USD từ mặt hàng này.
Giá cà phê đã lên 125.000 đồng/kg
1 ngày trước
Ngày 18-4, đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) thông tin giá cà phê trong ngày đã lên mức 125.000 đồng/kg, tăng khoảng 25.000 đồng/kg so với cuối tháng 3.