Vì sao ngân hàng miễn phí giao dịch online nhưng tăng phí tin nhắn SMS?icon

Trong xu hướng đua miễn phí giao dịch online, nhiều ngân hàng đã tăng phí tin nhắn SMS và khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang nhận tin nhắn trên ứng dụng (app).

Trong xu hướng đua miễn phí giao dịch online, nhiều ngân hàng đã tăng phí tin nhắn SMS và khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang nhận tin nhắn trên ứng dụng (app).

 

Phản ánh đến Báo Người Lao Động, một số bạn đọc cho biết có nhận được tin nhắn từ tổng đài của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) về việc tăng phí duy trì dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn SMS từ 11.000 đồng/tháng lên 22.000 đồng/tháng.

Bạn đọc thắc mắc: Vietcombank và nhiều ngân hàng thương mại khác đang đẩy mạnh miễn phí dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng cá nhân, vì sao lại tăng phí duy trì tin nhắn SMS Banking? Vietcombank hiện miễn phí hoàn toàn các giao dịch chuyển tiền trên kênh ngân hàng số VCB Digibank, miễn phí duy trì dịch vụ VCB Digibank và phí quản lý 1 tài khoản mặc định đăng ký VCB Digibank.

Trong khi đó, theo thông báo của Vietcombank, từ đầu năm nay, ngân hàng áp dụng phí dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn SMS theo số lượng tin nhắn trong tháng. Cụ thể, nếu số lượng tin nhắn SMS qua tài khoản của khách hàng dưới 20 tin phí là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại và sẽ tăng dần. Mức phí SMS cao nhất là 70.000 đồng/tháng nếu từ 100 tin nhắn trở lên.

Vì sao ngân hàng miễn phí giao dịch online nhưng tăng phí tin nhắn SMS? - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng khuyến khích khách hàng nhận thông qua qua app để miễn phí và ngân hàng cũng giảm chi phí từ việc thông báo tin nhắn qua SMS

Theo ghi nhận, không chỉ Vietcombank, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng áp dụng chính sách tăng phí tin nhắn SMS và khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang nhận tin nhắn trên ứng dụng (app) Mobile Banking của ngân hàng để được miễn phí.

Sacombank từ nhiều tháng qua đã ngừng việc thông báo biến động tài khoản thanh toán qua tin nhắn SMS mà chuyển sang thông báo trên app Sacombank Pay. Chính sách này được lý giải nhằm nâng cao trải nghiệm và tối ưu chi phí cho khách hàng. Cụ thể, ngân hàng này miễn phí gửi thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán của khách hàng qua ứng dụng Sacombank Pay, trong khi tiếp tục thu phí dịch vụ SMS Banking 10.000 đồng/tháng chưa gồm thuế GTGT.

Từ đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng áp dụng chính sách ngưng SMS thông báo giao dịch thẻ từ 100.000 đồng và chuyển sang hình thức thông báo qua email.

Theo đại diện nhiều ngân hàng thương mại, việc tăng thu phí SMS Banking nhằm khuyến khích khách hàng nhận thông báo biến động số dư qua app, vừa miễn phí cho khách hàng vừa giảm chi phí cho ngân hàng.

Theo tìm hiểu, thực chất động thái này của các ngân hàng nhằm ứng phó với việc thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) liên tục gửi kiến nghị để các nhà mạng giảm cước phí tin nhắn SMS cho các ngân hàng thương mại nhưng chưa nhận được sự phản hồi.

Tính đến cuối năm 2021, VNBA đã 4 lần có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để kiến nghị giảm mức cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng, do tổ chức tín dụng là khách hàng của các doanh nghiệp viễn thông.

Hiện các tổ chức tín dụng đang sử dụng dịch vụ tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của doanh nghiệp viễn thông để thông báo tới khách hàng thông tin biến động số dư tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm; thông tin giao dịch chi tiêu thẻ, lịch trả tiền vay/sao kê, mã OTP… Đáng nói, mức cước tin nhắn dịch vụ mà nhà mạng áp dụng cho các ngân hàng cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. 

Hiện một tổ chức tín dụng quy mô nhỏ phát sinh khoảng 15-20 triệu tin nhắn/tháng; tổ chức tín dụng quy mô lớn khoảng 50-80 triệu tin nhắn/tháng. Với mức cước rất cao như trên, VNBA cho rằng trong khi những tổ chức tín dụng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng và buộc phải bù lỗ cho chi phí cước dịch vụ viễn thông, ước tính cả hệ thống tổ chức tín dụng, số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

(Theo Người Lao Động)

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
5 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
5 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
4 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
4 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
4 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
2 giờ trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
14 phút trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
1 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
1 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.