Vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ?

11/09/2020 10:59
Việt Nam là một trong ít quốc gia thành công trong công cuộc chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định để có được kết quả này, chúng ta cũng phải đánh đổi bằng thiệt hại kinh tế không hề nhỏ.

Ngày 10/9, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP.HCM (CIIS) tiến hành tổ chức hội thảo: "Đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó rủi ro từ khủng hoảng Covid-19".

Tại đây, các chuyên gia đều đống ý rằng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành những chính sách, chương trình hỗ trợ với mục tiêu hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, đến nay hiệu quả thực thi của các chương trình vẫn chưa đạt được như mục tiêu ban đầu.

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM, ông Phạm Bình An nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong công tác chống dịch Covid-19, nhưng để có được kết quả đó, chúng ta đã phải đánh đổi bằng thiệt hại kinh tế không nhỏ. Mặc dù thời gian giãn cách xã hội ngắn, nhưng sức chịu đựng của đa phần doanh nghiệp Việt Nam có giới hạn nên gặp rất nhiều khó khăn.

Theo số liệu do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM khảo sát về thực trạng doanh nghiệp trong tháng 8/2020, có tới 40% doanh nghiệp cho biết còn rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19; 44% doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; 9% doanh nghiệp bắt đầu vượt quá khó khăn; 5% doanh nghiệp quay lại trạng thái hoạt động bình thường.

Đáng chú ý, trong số 88% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, 40% doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh, 88% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, 52% doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm thêm lao động và 14% doanh nghiệp bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu.

Đặc biệt, đây là kết quả sau khi Chính phủ và TP. HCM đã triển khai hàng loạt chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy cái gói hỗ trợ thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.

Phó Giám đốc Phạm Bình An giải thích, theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, 76% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.

Bên cạnh chính sách gia hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất đã được triển khai đến hầu hết đối tượng có nợ thuế và nợ tiền thuê đất thì chỉ có 10% doanh nghiệp tiếp cận chính sách cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay và chưa có thông tin doanh nghiệp nào được vay tiền không tính lãi suất hoặc tính lãi suất thấp để trả lương, giữ chân người lao động; chưa có doanh nghiệp nào được giảm các loại phí, lệ phí.

Vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ? - Ảnh 1.

TS. Võ Trí Thành

Cũng tại hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh TS. Võ Trí Thành đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chủ động, quyết liệt cả về chống dịch lẫn ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covi-19.

Nhìn chung, các quyết định, chính sách của Chính phủ đều bám sát tình hình, xây dựng phương án xử lý thích hợp nhất có thể với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn không phá vỡ tính ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy vậy, cho đến nay, tốc độ thực hiện các chương trình, gói hỗ trợ đều chậm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ, dẫn đến việc phục hồi sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

TS. Võ Trí Thành khẳng định, điều kiện để tiếp cận các chương trình hỗ trợ vẫn đang máy móc. Doanh nghiệp khi liên hệ với các đơn vị để tìm kiếm sự hỗ trợ đều được yêu cầu cung cấp rất nhiều thủ tục. Đồng thời, sau khi được hướng dẫn thủ tục, hầu hết các doanh nghiệp đều không thể đáp ứng yêu cầu.

Ví dụ như doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vay ngân hàng thì phải đáp ứng tiêu chí đã cắt giảm 50% số lao động so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19. Trong khi đó, các doanh nghiệp đều đang cố gắng giữ chân người lao động nhiều nhất có thể nhằm tiếp tục sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.

Ông Võ Trí Thành nêu rõ: "Chính phủ ban hành chính sách rất kịp thời và quyết liệt trong chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự quyết liệt đó không được duy trì xuống các cấp, các ngành và địa phương. Việc triển khai thiếu đồng bộ giữa trung ương và địa phương xuất phát từ tâm lý cứng nhắc, "sợ trách nhiệm" của một bộ phận cán bộ, công chức trong việc phê duyệt hỗ trợ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cần giải quyết được nút thắt trong khâu thực thi tại cơ sở".

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
3 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
3 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
59 phút trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
58 phút trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
17 phút trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

BYD Seal sắp về Việt Nam, bộ ảnh thực tế này cho thấy mẫu sedan ngang cỡ Camry này có gì 'hot' để chờ đợi
38 phút trước
Việc đưa một mẫu sedan chạy điện như BYD Seal về Việt Nam là điều hiếm thấy, khi các hãng xe điện khác đang dồn lực vào phân khúc SUV.
Sang nhà máy xem BYD Atto 3 trước khi về Việt Nam: Nhiều thứ thú vị, chỉ chờ giá bán
5 giờ trước
BYD Atto 3 là mẫu xe tiềm năng nhất của thương hiệu Trung Quốc sẽ được mở bán tại Việt Nam trong thời gian tới.
"Bùng nổ" xe hợp đồng, xe khách tuyến cố định bỏ bến: Cục Đường bộ nói gì?
12 giờ trước
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp vận tải chưa mặn mà vào bến xe, vì họ không muốn vào mà có rất nhiều điều kiện chưa đáp ứng.
Dự án Louis City Hoàng Mai nhiều sai phạm của Chủ tịch vừa bị tạm hoãn xuất cảnh
12 giờ trước
Dự án Louis City Hoàng Mai trong thời gian qua liên tục xảy ra nhiều sai phạm như xây dựng sai phép, nợ tiền sử dụng đất,... Đáng chú ý, "ông chủ" của dự án này là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai Nguyễn Văn Quang vừa bị tạm hoãn xuất cảnh.