Vì sao NHNN phải cảnh báo các ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm?

12/09/2019 08:25
Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng lơ là trong việc thẩm định mục đích sử dụng vốn, dẫn đến rủi ro khi cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Đáng nói, còn có tình trạng “lách luật” để đẩy chỉ tiêu tín dụng, cạnh tranh không lành mạnh.

Ngân hàng "lơ là" thẩm định mục đích sử dụng vốn

Sở dĩ nhiều ngân hàng lơ là thẩm định mục đích sử dụng vốn các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm là bởi vì đây là những khoản tín dụng thuộc hàng ít rủi ro nhất.

Theo đánh giá chung, dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng là không hề nhỏ. Rất nhiều khách hàng gửi tiết kiệm nhưng sau đó cần tiền xử lý công việc cần tiền gấp, nếu rút tiền gửi trước hạn thì theo quy định sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

Do đó nhiều người chọn vay cầm cố sổ tiết kiệm, chấp nhận lãi suất vay cao hơn lãi suất gửi tiền trên sổ tiết kiệm nhưng kỳ hạn vay ngắn hơn.

Đơn cử, nếu một người có 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 7,5%/năm thì sau 1 năm sẽ có 75 triệu đồng tiền lãi. Giả sử còn 1 tháng nữa đến kỳ hạn tất toán nhưng cần tiền gấp, nếu rút trước hạn thì sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, thường chỉ khoảng 0,2%/năm. Nhưng nếu cầm cố sổ tiết kiệm để vay 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1 tháng, lãi suất giả sử 9%/năm thì khách hàng vẫn được hưởng 75 triệu đồng tiền lãi và chỉ phải trả 7,5 triệu đồng tiền lãi cho 1 tháng vay.

Do ngân hàng nắm chắc tài sản đảm bảo chính là sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng mình hoặc ở ngân hàng khác – tức có giá trị tương đương tiền mặt, nên sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm được xem là có tính an toàn cao.

Vì sao NHNN phải cảnh báo các ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm? - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng không chú trọng thẩm định mục đích sử dụng vốn đối với các khoản vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm

Trong những năm trước đây, nhiều ngân hàng đã triển khai sản phẩm gửi tiền rút gốc linh hoạt, theo đó cho phép khách hàng có thể rút gốc từng phần hoặc thậm chí toàn bộ trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất như ban đầu.

Điều này dẫn đến tình trạng mất an toàn thanh khoản cũng như rủi ro kỳ hạn tại các ngân hàng, do đó hình thức cho vay này đã bị cấm.

Nhiều ngân hàng đã “lách” quy định này bằng hình thức cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, theo đó, khách hàng sẽ chấp nhận mức lãi suất vay cao hơn lãi suất trên sổ tiết kiệm một cách tượng trưng.

Lách để đẩy dư nợ tín dụng

Sẽ không có gì đáng nói nhiều nếu sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm chỉ phục vụ những nhu cầu phát sinh của khách hàng như trên. Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, khi các ngân hàng đẩy mạnh cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, sẽ có hai vấn đề phát sinh.

Thứ nhất, nếu khoản tiền gửi tiết kiệm có nguồn gốc bất hợp pháp thì sẽ rủi ro cho ngân hàng, vì nếu Nhà nước tịch thu thì ngân hàng sẽ không thể tất toán được.

Thứ hai là hiện nay nhiều ngân hàng lợi dụng sản phẩm này để đẩy tăng trưởng tín dụng, nhất là thời điểm chuẩn bị chốt số liệu. Chiêu này được không ít ngân hàng áp dụng, nhất là từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng chính sách giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp cho từng ngân hàng.

“Các ngân hàng có thể “lách luật”, tạo một vòng gửi tiết kiệm – cầm cố sổ tiết kiệm vay tiền – sau đó lại gửi tiền – rồi lại vay tiền… Điều này đã nhân hệ số tiền gửi, tiền vay lên nhiều lần, dẫn đến dư nợ ảo, chỉ tiêu khống… Ví dụ NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho anh, đến cuối năm anh chưa đáp ứng thì anh có thể làm vài vòng như vậy, có thể tăng vài phần trăm “ngon ơ”, sang năm anh lấy đó làm nền để được giao chỉ tiêu cao…” – luật sư Trương Thanh Đức minh họa.

Trước những vấn đề phát sinh, NHNN đã có Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành vào cuối năm 2016 quy định cho vay cầm cố sổ tiết kiệm theo hướng chặt chẽ hơn. Theo đó, Thông tư 39 yêu cầu khách hàng vay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn và phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn, chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp, kể cả cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.

Theo các chuyên gia, việc siết chặt cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là cần thiết. Điều này không chỉ hạn chế tình trạng tăng dư nợ khống tại một số ngân hàng như đã nêu trên mà còn giảm thiểu các rủi ro như làm giả sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn đã từng xảy ra tại một số ngân hàng thời gian gần đây.

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cảnh báo cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.

Theo đó, NHNN cho biết, qua quá trình thanh tra, giám sát, NHNN nhận thấy có hiện tượng một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cho khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn, vi phạm quy định của NHNN về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.

Vì vậy, NHNN yêu cầu các TCTD không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, đặc biệt là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với khoản vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm. NHNN cho biết sẽ xử lý nghiêm các TCTD cố tình vi phạm các quy định trên.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
3 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
3 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
3 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
2 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
2 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển nhà ở xã hội vùng Đông Nam Bộ (bài 3): Gỡ “nút thắt” thế nào?
15 giờ trước
Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, xác định điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) còn phức tạp và kéo dài, các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư chưa đủ hấp dẫn… Chưa kể, cơ chế phát triển NƠXH ở các địa phương còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Giá USD hôm nay 28/3: Tăng phiên thứ hai liên tiếp
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 28/3: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước tăng 5 đồng, lên mức 24.003VND/USD. Thị trường tự do đã "hạ nhiệt".
LPBank tài trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ
20 giờ trước
Với ưu điểm là hạn mức cho vay lớn, lãi suất cạnh tranh, thủ tục đơn giản, chương trình “Cho vay siêu tốc – bứt tốc kinh doanh” của LPBank trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển trong năm 2024.
Hợp tác Cake - VieON: Nhân đôi trải nghiệm thanh toán và giải trí
21 giờ trước
Thông qua việc ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu VieON - Cake, ngân hàng số Cake và ứng dụng giải trí VieON đã tìm thấy nhau ở nhiều điểm tương đồng, khi đều là các thương hiệu công nghệ số hàng đầu, đặt trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm phát triển nhằm nâng chất lượng dịch vụ số cho người Việt.