Vì sao nước Mỹ cắn răng cấm bay Boeing 737 Max

16/03/2019 08:43
Thay đổi quyết định và tuyên bố đình bay Boeing737 của Tổng thống Donald Trump là một khoảnh khắc đáng chú ý trong tuần này.

Phải mất 72 tiếng tổng thống Donald Trump mới nhận ra sự thật phũ phàng: sau hai vụ tai nạn thảm khốc, các máy bay Boeing 737 Max đã bị đình bay tại nhiều quốc gia bao gồm Trung Quốc, Canada và EU. Nước Mỹ gần như hoàn toàn bị cô lập. Lập trường của ông Trump lần này là một ví dụ độc đáo cho thấy thế giới đang dần phủ nhận vị trí dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực an toàn hàng không. Quyết định đình bay Boeing của ông là một khoảnh khắc mang tính thức tỉnh trong thế giới liên tục thay đổi ngày nay.

Không cần bất cứ hộp đen nào để nhận ra yếu tố quan trọng nhất chính là thế giới đang dần mất niềm tin vào nước Mỹ. Dù hệ thống kiểm soát giao thông hàng không của Mỹ chưa theo kịp nhiều quốc gia khác, nhưng ông Trump vẫn đề xuất cắt giảm ngân sách cho Cục Hàng không Liên bang (FAA) vào tuần này. Ngoài ra, FAA đang thiếu đi một người lãnh đạo. Ông Trump đã đề đạt phi công riêng của mình, John Dunkin, cho vị trí này. Tuy nhiên, Thượng nghị viện đã từ chối đề xuất này do Dunkin không đủ điều kiện dẫn dắt một cơ quan trị giá 18 tỉ USD, và Tổng thống Trump không thể đưa ra một cái tên khác. FAA vẫn luôn hoạt động mà không có lãnh đạo của riêng mình trong hơn một năm nay. Vì vậy, không có gì quá bất ngờ khi nhiều đối tác dần mất đi niềm tin vào nước Mỹ.

Điều tương tự cũng đang diễn ra trong lĩnh vực ngoại giao của Mỹ. Ông Trump đã đi qua hơn một nửa nhiệm kỳ tổng thống, nhưng vị trí đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, Ả Rập Saudi và Pakistan vẫn chưa có người đảm nhiệm. Tương tự, nhiều ghế quan trọng trong bộ ngoại giao vẫn để trống. Đây chính là sự phá hoại William Burns, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ, từng đề cập khi bàn về "giải pháp ngoại giao đơn phương" của Mỹ hiện nay. Các nhà ngoại giao Mỹ ngày càng thiếu thốn nguồn lực và lòng tin để kiên trì thuyết phục các quốc gia khác đồng thuận với nước Mỹ. Trong tuần này, ông Trump đã đề xuất cắt giảm 23% nguồn ngân sách vốn đã ít ỏi của Bộ Ngoại giao. Nhiều động thái gần đây đã cho thấy thất bại của nước Mỹ khi lựa chọn đồng minh, ví dụ như rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran, rút khỏi hiệp ước biển đổi khí hậu Paris và yêu cầu các nước khác thay thế vị trí trống sắp tới của Mỹ tại Syria.

Ngoài ra, vụ việc của tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc cũng là một trường hợp gây bức xúc. Ông Trump đã đề nghị các nước đồng minh tiếp bước Mỹ cấm Huawei xây dựng mạng lưới 5G. Tuy nhiên, nhiều đồng minh của Mỹ bao gồm Anh và Đức đã từ chối đề nghị của tổng thống Trump.

Dù vậy, có lẽ khía cạnh đáng chú ý nhất ở tranh chấp về Boeing 737 là nó đã tiết lộ thực tế nền kinh tế toàn cầu. Khi Trung Quốc và EU đồng thuận một bộ tiêu chuẩn chung, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài buộc phải chấp nhận. EU và Trung Quốc chiếm gần 40% nền kinh tế thế giới, trong khi Mỹ chỉ chiếm trên 20%.

Về TPP, hiệp định mà chính quyền Mỹ trước đây từng đàm phán, Mỹ và nhiều nước đồng minh nhắm tới mục tiêu đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu cho Trung Quốc. Hiệp định xuyên Đại Tây Dương đã huỷ bỏ cũng có tham vọng tương tự. Tuy nhiên, hành động đầu tiên của ông Trump với tư cách tổng thống là rút khỏi TPP, dù hiệp định này bao gồm nhiều quy định, ông Trump đang nỗ lực thuyết phục Trung Quốc áp dụng thông qua đàm phán song phương.

Xét trên thước đo sức mạnh, Mỹ vẫn là quốc gia hàng đầu. Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể hoạt động tốt khi hành động đúng. Vai trò dẫn đầu của Mỹ về các quy định trong lĩnh vực công nghệ, tiêu chuẩn môi trường và nhiều lĩnh vực khác đã tụt hậu. Dù Mỹ sở hữu những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng châu Âu lại đang xây dựng các tiêu chuẩn bảo mật.

Với kinh nghiệm từ FAA trong tuần này, liệu tổng thống Trump đã tự nhận ra bài học cho riêng mình? Không ai có thể biết chắc chắn. Ông Trump không e ngại thể hiện thái độ coi thường các chuyên gia mỗi ngày. Trong tuần này, ông đã đăng lên Twister của mình rằng sự nóng lên toàn cầu là "tin tức giả" và công nghệ hàng không hiện đại đã được đánh giá quá cao. Là một tổng thống, đây là một đặc quyền của mình. Nhưng ông cũng không nên bất ngờ khi các quốc gia khác từ chối tiếp nhận phi cơ của Mỹ trong không phận của mình.

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
59 phút trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
2 phút trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
40 phút trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
33 phút trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
33 phút trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
1 ngày trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
3 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
30/04/2025 07:59
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.