Việt Nam là tấm gương điển hình nhất lịch sử hiện đại về toàn cầu hóa

04/10/2018 15:09
Khi chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi ở nhiều quốc gia, Việt Nam trở thành tấm gương điển hình cho những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại cho một nền kinh tế.

Mới đây trang tin kinh tế nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính kinh tế và công nghệ Quartz vừa đăng tải bài viết ca ngợi những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa đang trải qua thời kỳ khó khăn. Việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), sự lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ với việc ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ hay những căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang cản trở nghiêm trọng việc hướng tới một nền kinh tế toàn cầu nhiều liên kết hơn. Thương mại quốc tế theo tỷ lệ trong GDP cũng đã giảm từ 60% trong năm 2011 xuống 56% trong năm 2016 khi toàn cầu hóa gặp những trở ngại.

Tuy nhiên, nếu cần một tấm gương để khẳng định những vai trò của toàn cầu hóa, hãy nhìn vào nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2017, thương mại của Việt Nam theo tỷ lệ GDP đạt hơn 200%. Theo dữ liệu của ngân hàng Thế giới từ năm 1960 tới nay, đây là mức cao nhất với một quốc gia có từ 50 triệu dân trở lên. Trong số 20 nước đông dân nhất thế giới, tỷ lệ của Việt Nam cao gần gấp đôi so với 122% của Thái Lan.

Việt Nam là tấm gương điển hình nhất lịch sử hiện đại về toàn cầu hóa - Ảnh 1.

Biện pháp này được tính toán bằng cách cộng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu sau đó chia cho số liệu theo GDP. Các nền kinh tế có kết quả cao thường giàu và nhỏ. Hồng Kông, Singapore và Luxembourg đều có tỷ lệ trên 300%. Công ty ở các nền kinh tế này thường chuyên sản xuất sản phẩm xuất khẩu vì thị trường trong nước quá nhỏ, khiến họ khó có thể tiêu thụ hết sản lượng.

Nền kinh tế toàn cầu hóa đặc biệt của Việt Nam là kết quả của việc đặt trọng tâm vào lĩnh vực xuất khẩu nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế. Giống như Trung Quốc vài thập niên trước, Việt Nam mở ra một thị trường lao động giá rẻ, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và trở thành trung tâm sản xuất với giá thành thấp. Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện lực và may mặc tới các đối tác lớn ở Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam là tấm gương điển hình nhất lịch sử hiện đại về toàn cầu hóa - Ảnh 2.

Toàn cầu hóa đã thể hiện những giá trị rõ ràng với Việt Nam. GDP/đầu người đã tăng từ 1.500 USD trong năm 1990 lên 6.500 USD hiện nay. Không giống như ở một số nền kinh tế phát triển nhanh, sự thịnh vượng của Việt Nam được chia sẻ cho toàn bộ dân số. Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh từ 70% trong đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 10% trong năm 2016. Ngân hàng Thế giới ghi nhận những đóng góp của ngành xuất khẩu Việt Nam trong việc tạo ra bước nhảy vọt về xóa đói giảm nghèo.

Người Việt Nam cũng nhận thức rõ những lợi ích của toàn cầu hóa. Thậm chí, một khảo sát còn cho thấy 95% người Việt Nam tin rằng "giao thương là tốt". Dù những lợi ích từ toàn cầu hóa đã được thấy rõ nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu một số rủi ro nhất định. Một trong số đó là khi Trung Quốc hoặc Mỹ chọn cách đóng cửa nền kinh tế của họ, tác động đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng này khó có thể xảy ra trong tương lai gần.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
4 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
4 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
4 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
6 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
6 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.