Việt Nam phấn đấu tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu về Chính phủ điện tử trong năm 2020

27/08/2020 10:44
Chiều 26/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì phiên họp thường kỳ theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu đạt 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào cuối năm 2020.

Tháng 7 vừa qua, Liên Hợp Quốc vừa công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2019, Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 24/47 châu Á và 6/11 Đông Nam Á.

Đồng thời, mục tiêu đặt ra là Việt Nam tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng thế giới đến hết năm 2020. 

Bên cạnh đó, Việt Nam đã cải thiện vượt bậc ở Chỉ số Hạ tầng viễn thông (tăng 31 bậc), cải thiện ở Chỉ số Nhân lực (tăng 3 bậc) và tụt hạng đáng kể ở Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (giảm 22 bậc).

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện đã có trên 50 nghìn doanh nghiệp công nghệ trên toàn quốc, với nhiều sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Thêm vào đó, Thủ tướng đánh giá cao nhiều doanh nghiệp Việt Nam dần làm chủ các công nghệ cốt lõi, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyển đổi số. Cơ sở dữ liệu quốc gia được tích cực triển khai, cụ thể đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an được triển khai tích cực.

Thủ tướng cũng chỉ ra minh chứng của thành công trong mạnh dạn thay đổi cách thức làm việc đó là việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển các nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh dành tỷ lệ thích đáng về ngân sách nhà nước cho công nghệ thông tin nhằm đảm bảo ngưỡng đầu tư hiệu quả.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đã nêu ra những tồn tại cần khắc phục, cụ thể là môi trường pháp lý Chính phủ điện tử chưa hoàn thiện. Theo Thủ tướng, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến còn thấp, nếu không làm mới sẽ không đạt 30% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 vào cuối năm 2020. Hiện vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh chỉ đạt dưới 10%, đây được coi là mức thấp báo động.

Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia vẫn đang triển khai chậm, cụ thể là cơ sở dữ liệu về đất đai. Thủ tướng nhận định Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất đến năm 2025 là quá chậm.

Đồng thời, đầu tư vào vấn đề an ninh mạng vẫn chưa đúng mức, không đạt ngưỡng 10% ngân sách chi cho công nghệ thông tin. Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông cần có đề án đào tạo, có lộ trình chuyển đổi số quốc gia cho các địa phương.

Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu đạt 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào cuối năm nay. Trong đó, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phải tăng lên 2.000, 3.000 chứ không dừng lại ở mức 1.000 như hiện nay.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ xem xét xếp hạng thứ tự chính phủ điện tử của 63 tỉnh, thành cả nước từ năm 2021. Từ đó có thể thấy được trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương.

Thủ tướng yêu cầu đến tháng 10/2020, các bộ, ngành địa phương phải hoàn thành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh, kết nối với nền tảng tích hợp chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
53 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
42 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
57 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
16 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
19 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.