Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu trong ASEAN từ năm 2024

28/06/2022 15:31
Theo cam kết trong Hiệp định ATIGA, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.

Bộ Tài chính mới có dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA) giai đoạn 2022- 2027 thay thế Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017.

Đáng chú ý, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu có lộ trình giảm thuế riêng theo kết quả đàm phán trong ASEAN và đã được ASEAN thông qua năm 2010. Theo cam kết, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.

Trước đó, ngày 8/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (danh mục AHTN 2022) trong đó quy định: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai danh mục AHTN 2022”.

Theo Bộ tài chính, danh mục AHTN 2022 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung danh mục AHTN 2017, nhằm cập nhật kịp thời những thay đổi về công nghệ, thương mại và phân loại hàng hóa để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu thị trường; đảm bảo hài hòa với hệ thống mô tả, chú giải và mã hàng quốc tế giai đoạn mới.

Để bảo đảm tính tuân thủ các cam kết quốc tế và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 29/NQ-CP trong việc triển khai danh mục AHTN 2022, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo danh mục AHTN 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2022, thay thế cho Thông tư số 65/2017/TT- về ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo anh mục AHTN 2017 với hiệu lực thi hành từ 1/1/2018).

Một số nhóm hàng chính có sự thay đổi thuế suất khi chuyển đổi Biểu thuế ATIGA theo AHTN 2022 bao gồm: Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác (Chương 16), các chế phẩm ăn được khác (Chương 21).

Thuế suất ATIGA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định ATIGA. Về tổng thể, Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 10.583 dòng thuế (không bao gồm 230 dòng thuế CKD) theo AHTN 2017 và 11.150 dòng thuế (không bao gồm 264 dòng thuế CKD), theo AHTN 2022, dòng chi tiết ở cấp độ 8 số.

Theo cam kết Việt Nam đã hoàn thành cơ bản việc xóa bỏ thuế quan trong ASEAN vào năm 2015, chỉ còn 7% dòng thuế được linh hoạt đến 2018 (chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm từ sữa...).

Ngoài ra, khoảng 2% số dòng thuế của Biểu thuế ATIGA được loại trừ khỏi cam kết xóa bỏ thuế quan gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm (SL) được phép duy trì thuế suất ở 5% gồm: Gia cầm sống, thịt gà, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường, các mặt hàng thuộc danh mục loại trừ.

Theo kết cấu mới, số dòng thuế thuộc các danh mục xóa bỏ thuế quan và không cam kết theo AHTN 2022 tăng hơn so với AHTN 2017, số dòng thuế thuộc danh mục cắt giảm thuế giảm xuống. Về tỷ lệ trên tổng biểu thì hầu như không thay đổi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định ATIGA giữ ở mức khoảng 98%./.

Tin mới

Danh sách toàn bộ những đối tượng bị khởi tố và bắt tạm giam liên quan đến vụ kẹo Kera: Con số đã lên đến 10
2 giờ trước
Trước khi hoa hậu Thuỳ Tiên chính thức bị khởi tố, hàng loạt cái tên nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục… cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam với tội danh sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
Vụ ‘gắn mác’ Viện Dinh dưỡng trên bao bì sữa Milo: Bộ Y tế vào cuộc
2 giờ trước
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ quan kiểm tra, xác minh và xử lý việc quảng cáo sữa Milo liên quan đến nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng.
Giá cà phê giảm sâu
3 giờ trước
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua (12-18/5), giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt lao dốc.
Cái bắt tay giữa Grab và hãng xe điện số 1 thế giới: Cam kết thu nhập 25 triệu đồng/kỳ cho tài xế
3 giờ trước
Với thỏa thuận này, Grab cam kết thu nhập của tài xế có thể đạt từ 20 đến 25 triệu đồng cho mỗi kỳ làm việc kéo dài 30 ngày.
Món ăn ở GS25 kết hợp từ ẩm thực 3 nước khác nhau khiến dân tình tranh cãi: Người khen ngon, kẻ chê "thảm hoạ"
4 giờ trước
Một món ăn mới xuất hiện tại chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đang khiến dân mạng có những ý trái chiều, không phải vì độ hiếm có khó tìm mà vì sự kết hợp... khó ai ngờ tới.

Tin cùng chuyên mục

Xforce thực tế còn 569 triệu, Xpander còn 532 triệu và các xe Mitsubishi khác có giá lăn bánh giảm hàng chục triệu đồng tháng này
7 giờ trước
Mức khuyến mãi 50% trước bạ lần này của Mitsubishi áp dụng cho gần như tất cả danh mục sản phẩm sản xuất năm 2025. Riêng Attrage được giảm tới 100% trước bạ.
Thị trường ảm đạm không ngăn được phân khúc xe này tăng 40% so với năm ngoái
1 ngày trước
Phân khúc xe này tăng trưởng mạnh cho thấy xu hướng hội nhập mạnh mẽ của thị trường Việt so với thế giới.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
2 ngày trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
3 ngày trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.