Vinatex: Hơn 10.000 người chiếm 20% số nhân viên khu vực phía Nam đang không thể đến nhà máy, khó đạt cam kết giao hàng dù đã nhận đơn đến tháng 12

17/07/2021 07:50
Theo Chủ tịch Vinatex, lần đầu tiên trong hệ thống các doanh nghiệp của Tập đoàn có các ca F0 và diễn biến trên diện rộng. Tính đến ngày 10/7/2021 đã có trên 10.000 lao động không thể đến nhà máy – chiếm 10% lực lượng lao động của toàn Tập đoàn và trên 20% lực lượng lượng lao động phía Nam (khu vực đóng góp trên 60% thu nhập cho Tập đoàn)".

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Tp.HCM và các khu vực lận cận phía nam, gây ảnh hưởng lên sinh hoạt người dân nói chung, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Là tập đoàn quy mô lớn và thâm dụng lao động, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT), ông Lê Tiến Trường, mới đây đã những chia sẻ về tình hình hiện tại của Công ty.

Hơn 10.000 lao động không thể đến nhà máy, rủi ro không đạt cam kết giao hàng

Mở đầu buổi chia sẻ, ông Trường nói: "Chúng ta đang thực sự ở vào thời kỳ khó khăn nhất của dịch bệnh Covid-19 kể từ tháng 1/2020. Lần đầu tiên trong hệ thống các doanh nghiệp của Tập đoàn có các ca F0 và diễn biến trên diện rộng. Tính đến ngày 10/7/2021 đã có trên 10.000 lao động không thể đến nhà máy – chiếm 10% lực lượng lao động của toàn Tập đoàn và trên 20% lực lượng lượng lao động phía Nam (khu vực đóng góp trên 60% thu nhập cho Tập đoàn)".

Dự kiến khi Tp.HCM, Đồng Nai và nhiều địa phương khi áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày thì số lượng này còn tăng nhanh với lượng lao động của May Nhà Bè, Đồng Nai… Khó khăn sẽ còn chồng chất hơn khi Vinatex đang có đủ đơn hàng ở tất cả các đơn vị đến hết tháng 9 và một phần đến tháng 12, cam kết giao hàng và thực hiện trách nhiệm của hợp đồng kinh tế cũng là rủi ro rất lớn với từng doanh nghiệp.

Dù rằng, 6 tháng đầu năm đã ghi nhận những kết quả rất tốt, tổng thể chung về hiệu quả Tập đoàn đã quay lại cao hơn cả mức trước dịch bệnh của 6 tháng đầu năm 2019 tới trên 20%. Nhưng, những thành quả đó hoàn toàn có thể mất đi nếu các giải pháp sáng tạo về sản xuất kinh doanh trong điều kiện có dịch không được triển khai quyết liệt. Đồng thời còn có thể có hệ lụy nghiêm trọng với chuỗi cung ứng và trên hết là đời sống của người lao động tại các doanh nghiệp.

Với 2 mảng sợi, dệt: Phải đảm bảo trên 80% lao động có thể làm việc và sinh hoạt tại chỗ

Trong bối cảnh xuất hiện rủi ro ngoại vi rất lớn, song Vintex chủ trương không thể loại bỏ hoàn toàn được chỉ còn con đường kiểm soát thiệt hại ở mức tối thiểu, ông Trường kêu gọi bên cạnh việc phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định 5K phòng chống dịch, các doanh nghiệp đều phải xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất và sinh hoạt tại chỗ, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

Theo đó, có thể thực hiện ngay khi tình huống xảy ra, kể cả với doanh nghiệp ở các vùng hiện chưa có diễn biến dịch bệnh ở miền Bắc và miền Trung. Nhất là với hệ thống sợi, dệt cần có phương án đảm bảo trên 80% lao động có thể làm việc và sinh hoạt tại chỗ.

Lên kế hoạch cho 6 tháng cuối năm, với ngành May, Vinatex chủ trương tối đa hoá khả năng cung ứng trong điều kiện thị trường tốt do dịch chuyển ngắn hạn về Việt Nam do dịch bệnh ở các nước khác.Linh hoạt sử dụng kể cả phương thức kinh doanh bậc thấp (CMT) để giảm rủi ro cung ứng nguyên liệu, vốn lưu động, với mục tiêu đạt kim ngạch cao nhất có thể. Có giải pháp sử dụng năng lực sản xuất khu vực sản phẩm chưa phục hồi thị trường một cách hợp lý, duy trì nhân lực và chi phí cố định tối thiểu.

Với ngành Sợi, ông Trường nhấn mạnh cần xác định và kiên định mục tiêu có danh mục thị trường, khách hàng, phương thức kinh doanh cân đối. Phát huy lợi thế tập trung để phát triển khách hàng chuỗi cung ứng bền vững lâu dài. Duy trì và có giải pháp phòng ngừa bất định thị trường sợi cũng như thị trường nguyên liệu bông, xơ.

Với ngành Dệt, Tập đoàn sẽ tập trung đảm bảo việc gia nhập chuỗi cung ứng thành công sau thời gian sản xuất thử nghiệm, chờ đánh giá của các đơn vị dệt kim. Hình thành cơ sở cung ứng sợi cho doanh nghiệp dệt kim ổn định, cùng tham gia cạnh tranh để duy trì vị trí trong chuỗi mới được xác lập.

Cùng với đó, Vinatex cũng ưu tiên ổn định dòng tiền và quản trị hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong đó có liên thông vốn từ tập đoàn với các đơn vị.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
21 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.