Vingroup chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, nhiều "ông lớn" buộc phải rút lui

23/07/2019 17:11
Thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự đào thải khốc liệt với hàng loạt tên tuổi đã buộc phải rời bỏ thị trường như Trần Anh, Shop & Go, Fivimart, Giant và mới nhất Auchan... Trong khi đó, Vingroup không ngừng mở rộng kinh doanh về nhiều các tỉnh thành lớn và thâu tóm các thương hiệu nhỏ lẻ.

Xung quanh câu chuyện cuộc chiến cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ thời gian vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội .

Bà nhận định thế nào về tăng trưởng của bán lẻ Việt Nam trong 6 tháng vừa qua và triển vọng của thị trường trong nửa cuối năm?

Theo nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam, hiện nay riêng với thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ hiện đã lên tới trên 1,5 triệu m2 sàn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 2 năm trở lại đây, số lượng trung tâm thương mại liên tục gia tăng; những khu vực trước đây thiếu mặt bằng bán lẻ thì nay cũng đã có những dự án phục vụ nhu cầu cho người dân về mua sắm và vui chơi giải trí. Khu vực phía Tây Hà Nội cũng là một ví dụ.

Đối với thị trường TP.HCM, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ cũng đã đạt khoảng 1,4 triệu m2 sàn, tăng 13% so Q2/2018. Thị trường ghi nhận sự phát triển mạnh của các mô hình bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại thay vì các mô hình truyền thống như chợ và bách hóa.Một số doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã phát triển lớn mạnh và thành công có thể kể đến Vingroup, Saigon co-op. 

Thị trường bán lẻ cũng chứng kiến sự đến và đi của nhiều tên tuổi bán lẻ, nhưng những thương hiệu hiện đang có kế hoạch và chiến lược phát triển lớn mạnh có thể kể đến Aeon, Lotte và sắp tới là các thương hiệu như CJ và Emart của Hàn Quốc.

Triển vọng của thị trường bán lẻ trong 6 tháng cuối năm là một bức tranh khả quan với sự phát triển trên nhiều mặt: số lượng mặt bằng bán lẻ, quy mô của các dự án đi vào thị trường và địa bàn, bao gồm các địa phương, đô thị xung quanh các trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước. Bán lẻ hiện nay đang được tích hợp vào các chuỗi dự án bất động sản, nhà ở như một phần không thể thiếu để phục vụ cư dân và các khách thăm quan du lịch.

Vingroup chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, nhiều ông lớn buộc phải rút lui - Ảnh 1.

Theo bà, điểm yếu và điểm mạnh ở thị trường bán lẻ Việt Nam là gì?

Điểm mạnh của thị trường bán lẻ của Việt Nam khá nhiều. Quy mô dân số lớn bên cạnh đó là tốc độ đô thị hóa tại Hà Nội và TP.HCM cao, thu nhập gia tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng lớn. Bên cạnh đó là niềm tin của người tiêu dùng cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu mua sắm giải trí của người Việt.

So sánh với các thị trường trong khu vực, Hà Nội & TP.HCM hiện đang có tỷ lệ diện tích bán lẻ trên đầu người thấp, cho thấy nhiều dư địa phát triển. Thị trường hiện đang là môi trường phát triển thuận lợi của các mô hình bán lẻ hiện đại, với thế mạnh tiện lợi và ngày càng tích hợp nhiều hơn các điểm mạnh của mô hình truyền thống, đem đến một điểm đến chứ không chỉ là một trải nghiệm mua sắm. 

Bên cạnh đó, một lợi thế cho các nhà đầu tư là chính quyền địa phương đang rất chào đón và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ. Thị trường sau thời gian cạnh tranh khốc liệt và đào thải, hiện đang là sân chơi chuyên nghiệp cho các đơn vị thực sự có năng lực phát triển và thành công.

Vingroup chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, nhiều ông lớn buộc phải rút lui - Ảnh 2.

Tuy vậy, điểm yếu của thị trường bán lẻ VN là hiện chưa có quy hoạch tổng thể rõ ràng để sẵn sàng giới thiệu mặt bằng bán lẻ cho các đơn vị phát triển bán lẻ lớn tạo đà thay đổi cục diện đầu tư, thói quen mua sắm tại một số địa phương, khu vực mà việc quy hoạch này hiện đang diễn ra một cách thụ động. Chi phí đất cao tại các khu đô thị lớn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu và thu hồi vốn chậm hơn các sản phẩm BĐS khác như nhà ở. Ngoài ra thị trường bán lẻ Việt Nam chưa thực sự có lợi thế cạnh tranh với các thị trường ở quốc gia khác đối với các mặt hàng cao cấp, bởi tỷ trọng người mua mặt hàng này nhỏ và họ sẵn sàng mua sản phẩm cao cấp tại nước ngoài.

Thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự đào thải khốc liệt với hàng loạt tên tuổi đã buộc phải rời bỏ thị trường như Trần Anh, Shop & Go, Fivimart, Giant và mới nhất Auchan. Savills bình luận thế nào về sự khốc liệt này, đâu là nguyên nhân chính dẫn tới sự thành- bại của một doanh nghiệp bán lẻ?

Sự cạnh tranh của thị trường bán lẻ mới đang chỉ bắt đầu. Việc các doanh nghiệp lớn như Vingroup và Saigon co-op trong thời gian qua mở rộng kinh doanh về nhiều các tỉnh thành lớn và thâu tóm các thương hiệu nhỏ lẻ là minh chứng cho điều này. Sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn bởi sau một thời gian dài tìm hiểu và thử nghiệm tại thị trường VN, các doanh nghiệp ngoại đã dần nắm bắt được thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người Việt, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh và kỳ vọng phù hợp, sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt. 

Một mặt, các chuỗi bán lẻ nước ngoài, với mô hình hiện đại, tân tiến và đã được minh chứng trên thế giới, bên cạnh tiềm lực tài chính có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp Việt trong mảng phát triển trung tâm thương mại. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt đang cho thấy sức mạnh trong lĩnh vực cửa hàng tiện ích với mạng lưới rộng khắp.

Vì vậy, câu chuyện thành bại của một doanh nghiệp bán lẻ có lẽ nằm ở chiến lược kinh doanh, bên cạnh đó là tích hợp công nghệ để phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại. Cũng không loại bỏ hướng đi tích hợp hệ sinh thái bán lẻ hoặc kết hợp giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa sự phát triển, tận dụng thế mạnh của cả 2 bên hướng tới cung cấp nhiều trải nghiệm, sản phẩm tốt, tiện lợi, giá cả phù hợp cho người tiêu dùng.

Tin mới

'Nỗi đau' làm xe điện của Ford: Mỗi quý lỗ tới 1,3 tỷ USD, càng bán càng lỗ, là 'con sâu' đánh tụt hiệu suất của cả tập đoàn
10 giờ trước
Cứ mỗi chiếc xe điện được bán ra trong quý vừa qua, Ford lỗ tương đương 132.000 USD/chiếc.
VinFast tung ưu đãi lớn tặng 3 tháng thuê pin cho khách hàng mua xe máy điện
10 giờ trước
Người dùng mua xe máy điện VinFast có cơ hội nhận 3 tháng thuê pin hoặc tiền mặt trị giá 1,05 triệu đồng.
Thái Lan đang mạnh tay săn lùng một báu vật tiền tỷ của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, giá trong nước tăng không ngừng nghỉ
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần 50% so với cùng kỳ.
LG đưa TV OLED không dây đầu tiên trên thế giới về Việt Nam
9 giờ trước
Đây là dòng tivi OLED không dây đầu tiên trên thế giới, sở hữu hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét 144Hz.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
8 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Wuling Mini EV giảm giá thấp nhất còn 189 triệu tại đại lý trước khi mẫu mới về, rẻ ngang 2 chiếc SH 160i bản ‘base’
7 giờ trước
Với số lượng còn không nhiều, phiên bản Wuling Mini EV Lv1 (Tiêu chuẩn 1) đang được giảm giá mạnh tại các đại lý.
Bộ Xây dựng khẳng định có tình trạng "thổi giá" chung cư ở Hà Nội
2 giờ trước
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2024, Bộ Xây dựng khẳng định có tình trạng "thổi giá" chung cư ở Hà Nội. Theo đó, một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.
Chiến lược tiếp cận khác biệt tạo nên bản sắc Wyndham Grand Lagoona Bình Châu
10 giờ trước
Kiến tạo một ngôi nhà nghỉ dưỡng giữa miền thiên nhiên nguyên sơ khác biệt đồng thời mang đến đa dạng trải nghiệm, dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, Wyndham Grand Lagoona Bình Châu mang đến một sắc màu khác biệt và độc đáo, là điểm sáng hấp dẫn trên thị trường bất động sản Bình Châu - Hồ Tràm hiện nay.
Sau Tim Cook, đến lượt Satya Nadella sắp có chuyến thăm Đông Nam Á: Liệu CEO Microsoft có đến Việt Nam?
11 giờ trước
Satya Nadella dự kiến sẽ có mặt tại Đông Nam Á từ ngày 30/4 đến 2/5.