VinUni so với Harvard, Yale: So sánh học phí của nhóm các trường đại học xuất chúng trên thế giới thuộc nhóm Ivy League

18/11/2019 10:21
Theo tìm hiểu về học phí của một số trường đại học tinh hoa trên thế giới như nhóm các trường Ivy League mức học phí tối thiểu đều trên 50.000 USD/năm.

Ngày 11/11 vừa qua, VinUni, dự án đại học tinh hoa của Tập đoàn Vingroup, công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 - 2021. Dự kiến, chi phí đào tạo trung bình hàng năm (gồm giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp và các chi phí liên quan...) cho mỗi sinh viên là 35.000 USD với hệ đại học và 40.000 USD với hệ sau đại học.

VinUni dự kiến tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020 và trong 5 niên khóa đầu tiên này, tất cả sinh viên sẽ được hỗ trợ 35% chi phí đào tạo.

Ngay lập tức, xuất hiện dư luận trái chiều về mức chi phí này của VinUni. Tuy nhiên, trước khi đánh giá các mức này là cao hay thấp, cần hiểu rõ các trường đại học chi tiêu như thế nào, để làm gì và cho ai?

Ivy League - Nhóm các trường đại học xuất chúng trên thế giới

Đầu tiên, cần hiểu rõ hơn về nhóm trường đại học Ivy League, nơi VinUni đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với hai đối tác chính trong nhóm Ivy League là Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania.

Ivy League là tên gọi của nhóm 08 trường đại học, viện đại học có hệ thống triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ bao gồm Harvard University, Brown University, Columbia University, Cornell University, Dartmouth College, University of Pennsylvania, Princeton University và Yale University.

VinUni so với Harvard, Yale: So sánh học phí của nhóm các trường đại học xuất chúng trên thế giới thuộc nhóm Ivy League - Ảnh 1.

Harvard là trường có lịch sử tồn tại lâu đời nhất trong nhóm Ivy League

Điểm chung của các trường đại học trong nhóm này đều là đại học tư nhân và đều nằm ở các bang thuộc khu vực Đông Bắc nước Mỹ, luôn nằm trong nhóm đầu danh sách xếp hạng các trường và viện đại học do US News & World Report công bố và có nguồn tài chính đóng góp vào loại hàng đầu thế giới.

Ivy League tập hợp những trường được cho là có lịch sử tồn tại lâu đời nhất nước Mỹ. Ngôi trường có truyền thống lâu đời nhất là Harvard, ra đời năm 1636 (sớm hơn những ngôi trường khác khoảng 70 năm) còn Cornell được thành lập vào năm 1865 được cho là trường có "thâm niên" ngắn nhất so với những trường còn lại.

Khá nhiều doanh nhân nổi tiếng, diễn viên và các chính trị gia hàng đầu thế giới đã tốt nghiệp từ các trường Ivy League, trong số đó có thể kể đến: Tổng thống Mỹ Barack Obama (tốt nghiệp Đại học Harvard); tỷ phú người Mỹ Donald Trump (tốt nghiệp trường Kinh doanh Wharton - Đại học Pennsylvania); nhà văn da màu đầu tiên nhận giải Nobel Văn học Toni Morrison (tốt nghiệp Đại học Cornell) hay nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos (tốt nghiệp Đại học Princeton)...

Thu chi của các trường đại học tinh hoa trên thế giới

Theo tìm hiểu về học phí của một số trường đại học tinh hoa trên thế giới như nhóm các trường Ivy League mức học phí tối thiểu đều trên 50.000 USD/năm. Tuy học phí cao như vậy nhưng khoản này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của các trường này bởi các khoản chi phí thực tế chi phí trên mỗi sinh viên lớn hơn rất nhiều.

VinUni so với Harvard, Yale: So sánh học phí của nhóm các trường đại học xuất chúng trên thế giới thuộc nhóm Ivy League - Ảnh 2.

Để cân đối tài chính, các trường đại học tinh hoa phải đẩy mạnh các nguồn thu khác từ thương mại hóa các phát minh sáng chế; tự đầu tư và quan trọng nhất là thu hút tài trợ từ doanh nghiệp và các khoản hiến tặng từ cựu sinh viên đã thành đạt. Các khoản hỗ trợ từ chính phủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Vậy các đại học quốc tế chi tiêu những gì và cho ai? Bảng cân đối thu - chi của các đại học Anh có thể phần nào trả lời câu hỏi này.

VinUni so với Harvard, Yale: So sánh học phí của nhóm các trường đại học xuất chúng trên thế giới thuộc nhóm Ivy League - Ảnh 3.

Từ bảng cân đối trên có thể thấy, tại Anh, nguồn thu từ người học (học phí) chỉ đảm bảo 47% tổng nguồn thu của một trường đại học . Đáng chú ý, các khoản hỗ trợ từ chính phủ cho nghiên cứu, đào tạo lên tới 25% nguồn thu. Nếu không có sự hỗ trợ đó, chắc chắn tỷ lệ đóng góp từ học phí sẽ phải tăng lên.

Trong khi đó, các mục chi hầu hết là chi trực tiếp hoặc gián tiếp cho sinh viên. Riêng chi cho các nhân sự thực hiện giảng dạy và nghiên cứu chiếm tới 56%, tức là cao hơn cả tỷ lệ 47% của học phí trong tổng nguồn thu của trường. Các khoản chi khác như giảng đường, ký túc xá, thư viện, hỗ trợ tài chính, tư vấn nghề nghiệp … cũng đều là chi để sinh viên được hưởng lợi. Như vậy, dễ hiểu vì sao các trường tinh hoa phần lớn công bố mình là đại học tư thục không vì lợi nhuận.

Chi phí không phải vấn đề nếu chất lượng tốt

Benjamin Franklin, nhà khoa học và cũng là một chính trị gia có công lớn với nước Mỹ, từng nói "đầu tư vào tri thức là khoản đầu tư sinh lời nhất". Ngày nay, câu nói này vẫn đúng, nhưng cần được bổ sung thêm là "đầu tư vào nhân tài đem lại hiệu quả cao hơn".

Có lẽ, các gia đình Việt Nam đều "thấm nhuần" triết lý trên. Con số 3 tỷ USD mà các gia đình Việt chi cho con đi du học mỗi năm đủ nói lên điều đó.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng tại Việt Nam, một bộ phận người dân sẵn sàng đầu tư rất mạnh cho tương lai của con em. Một số trường phổ thông học phí cũng lên tới gần nửa tỷ đồng/năm mà vẫn rất đông học sinh. "Quan trọng là niềm tin. Nếu làm cho họ tin tưởng vào chất lượng, tin tưởng rằng con cái học sẽ được đào tạo thành nhân tài thì học phí có cao đến mấy họ cũng sẵn sàng chi", TS. Dũng khẳng định.

VinUni so với Harvard, Yale: So sánh học phí của nhóm các trường đại học xuất chúng trên thế giới thuộc nhóm Ivy League - Ảnh 4.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh, nếu người dân tin tưởng vào chất lượng thì học phí cao mấy họ cũng sẵn sàng chi.

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, VinUni có sự hợp tác chiến lược toàn diện của 2 đại học Ivy League là Cornell và Pennsyvania chính là bảo chứng rõ rệt cho tiêu chuẩn đại học tinh hoa. Vấn đề của VinUni là cần thời gian để chứng minh.

Đồng quan điểm, GS.TS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu đặt mức chi phí của VinUni bên cạnh mức học phí của các trường Ivy League (Mỹ) - mô hình mà VinUni đang lấy làm chuẩn để xây dựng theo, thì vẫn là khá thấp.

"Chi phí tại các đại học tinh hoa trên thế giới họ tính theo ngành, có ngành lên đến 100.000 - 200.000/USD/năm. Mức 35.000 USD/năm của VinUni không cao so với thế giới", GS. Mai Trọng Nhuận nhận định.

Các chuyên gia đều cho rằng mức chi phí đào tạo 35.000 USD/năm mà VinUni mới công bố có thể xem là vừa đủ cạnh tranh để thu hút người học, vừa đủ hợp lý để đảm bảo chất lượng bởi với việc áp dụng chuẩn Ivy League trong đào tạo thì thực tế chi phí cho mỗi sinh viên còn lớn hơn con số 35.000 USD rất nhiều.

Được biết, trong hai ngày đầu tiên công bố kế hoạch tuyển sinh, VinUni đã nhận được gần 500 ứng viên quan tâm gửi hồ sơ đăng ký. Con số này cho thấy VinUni đã thu hút được sự quan tâm và niềm tin của các phụ huynh Việt Nam.

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
4 giờ trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
3 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
2 giờ trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
40 phút trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
10 phút trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.