Vô số rủi ro che mờ triển vọng thị trường cao su thiên nhiên trong trung hạn

12/06/2020 06:58
Giá cao su thiên nhiên mấy tuần gần đây tăng do tác động tích cực từ thị trường dầu mỏ. Dự báo xu hướng giá trong ngắn hạn sẽ còn tiếp tục khả quan, song năm 2020 sẽ vẫn là năm mà ngành cao su thế giới rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng vài thập kỷ trở lại đây.

Kể từ đầu tháng 4/2020 tới nay, giá cao su trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 12%, hiện đạt khoảng 10.300 CNY/tấn. Giá cao su hàng thực ở Châu Á và giá trên sàn Tokyo (Nhật Bản) cũng đang trong xu hướng tích cực.

Theo các chuyên gia trong ngành, triển vọng ngắn hạn của thị trường cao su vẫn khả quan khi các Chính phủ trên toàn thế giới chuyển hướng từ tập trung chống dịch Covid-19 sang nỗ lực khôi phục kinh tế. Bên cạnh đó, việc các nước mở cửa trở lại nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu và giá dầu mỏ tăng, từ đó cũng góp phần tác động tích cực lên giá cao su.

Các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có cả những nước tiêu thụ cao su lớn, đang dần dỡ bỏ những chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội. Các hoạt động từ sản xuất đến giao thông đều được khôi phục dần. Hiệp hội các nước sản xuất cao su quốc tế (ANRPC) cho biết, tiêu thụ cao su toàn cầu tháng 5/2020 bị giảm 15%, nhưng dự báo chỉ còn giảm 5,3% trong tháng 6/2020 và sẽ chuyển hướng thành tăng từ tháng 7/2020. Trong khi đó, Ủy ban Cao su Malaysia (MRB) nhận định nhu cầu cao su toàn cầu sẽ trở lại tăng trưởng vào tháng 6/2020 với mức tăng khoảng 0,4%, sau khi giảm 21,3% trong tháng 4/2020 và giảm 10,1% vào tháng 5/2020. Dự báo của MRB dựa trên cơ sở nhu cầu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, sẽ tăng lên theo đà tăng trưởng của ngành ô tô, với doanh số bán xe trong tháng 4/2020 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm nhiều nhất 21 tháng ở tháng 3/2020.

Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố rủi ro có thể khiến cho thị trường hàng hóa nói chung và cao su nói riêng khủng hoảng trở lại, như đại dịch Covid-19 kéo dài dẫn tới suy thoái toàn cầu; sự chậm trễ trong việc phát triển vắc-xin Covid-19 và nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2...

Và mặc dù các chính sách chống Covid-19 đã được nới lỏng dần, song vẫn cần thêm vài tháng để thị trường tài chính ổn đinh và tăng trưởng trở lại, nhất là ở những nước mà các chính sách kích thích kinh tế không mạnh mẽ hoặc hiệu quả không cao. Đà phục hồi kinh tế và thương mại toàn cầu trong giai đoạn hậu Covid có thể cũng sẽ bị cản trở bởi các vấn đề địa chính trị và xung đột thương mại. Thế giới đang có xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, nhiều nước chuyển hướng tập trung tìm kiếm nguồn cung ứng trong nước nay thì thương mại quốc tế. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thương mại và vận chuyển hàng hóa toàn cầu.

Vì lý do đó, trong báo cáo tháng 6/2020, ANRPC tiếp tục hạ triển vọng thị trường cao su thiên nhiên, là lần điều chỉnh giảm thứ 4 trong năm nay. Trong đó, dự báo về cả cung và cầu đều thấp hơn so với các con số đưa ra vào tháng 5/2020, mặc dù thị trường đã hồi phục nhẹ từ cuối tháng 4, khi các nước giảm dần các chính sách chống dịch Covid-19.

Cụ thể, dự báo về sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu được điều chỉnh giảm thêm 303.000 tấn, tức là thấp hơn 4,7% so với dự báo trước, xuống 13.130 triệu tấn trong năm 2020. Sản lượng cao su Indonesia dự báo sẽ giảm 12,6% xuống 2,9 triệu tấn trong năm 2020, trong khi sản lượng của Thái Lan sẽ giảm 0,9%.

Nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới dự báo cũng sẽ giảm, chủ yếu do Ấn Độ và Indonesia. Theo ANRPC, năm 2020, thế giới sẽ chỉ tiêu thụ 12,84 triệu tấn cao su, giảm so với 13 triệu tấn đưa ra hồi tháng 4.

Đại dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ chuỗi cung ứng cao su rơi vào tình trạng hỗn loạn. Mặc dù đại dịch khiến nhu cầu cao su thiên nhiên dùng trong sản xuất găng tay và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng lên, nhất là ở Malaysia và Thái Lan, song không đủ bù đắp cho nhu cầu giảm mạnh trong ngành sản xuất lốp xe. Nhu cầu cao su cho hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới – Bridgestone – liên tục giảm do sản xuất ô tô giảm vì đại dịch. Hãng này đã phải ngừng hoạt động tại một số nhà máy trong giai đoạn cuối tháng 4 – đầu tháng 5.

Nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc, nước tiêu thụ mặt hàng này lớn nhất thế giới, năm 2020 có thể giảm 5,1% so với năm 2019, xuống 4,8 triệu tấn, trong khi ở Ấn Độ - nước tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới – sẽ giảm mạnh 21,3% do chính sách phong tỏa toàn quốc kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề tới ngành sản xuất ô tô.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
45 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
30 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
22 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.462.928 VNĐ / tấn

393.40 UScents / lb

3.30 %

- 13.43

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.933.968 VNĐ / tấn

1,040.00 UScents / bu

0.51 %

+ 5.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
22 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.